Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy với mức phạt tiền là bao nhiêu?
- Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy với mức phạt tiền là bao nhiêu?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy là bao lâu?
- Cơ sở đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã bị xử phạt mà còn tái phạm thì có phải tình tiết tăng nặng không?
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy với mức phạt tiền là bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 38 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng như sau:
Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy trong đầu tư, xây dựng
...
5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đưa hạng mục công trình, công trình, phương tiện giao thông cơ giới vào sử dụng, hoạt động khi chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thực hiện thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 và khoản 3 Điều này;
b) Buộc thực hiện nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này;
c) Buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
d) Buộc nộp lại giấy chứng nhận thẩm duyệt, văn bản thẩm duyệt, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Và theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, cơ sở thuộc diện thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy khi kiểm tra phát hiện hành vi vi phạm đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy thì sẽ bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Đồng thời, buộc thực hiện việc thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy.
Xử phạt vi phạm hành chính cơ sở đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy với mức phạt tiền là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy là 01 năm.
Cơ sở đưa công trình vào hoạt động khi chưa thẩm duyệt, nghiệm thu về phòng cháy chữa cháy đã bị xử phạt mà còn tái phạm thì có phải tình tiết tăng nặng không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Tái phạm là việc cá nhân, tổ chức đã bị ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà lại thực hiện hành vi vi phạm hành chính đã bị xử phạt; cá nhân đã bị ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nhưng chưa hết thời hạn được coi là chưa bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính mà lại thực hiện hành vi thuộc đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đó.
...
Và, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính
1. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm, kể từ ngày chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính.
...
Căn cứ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012:
Tình tiết tăng nặng
1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:
...
b) Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
...
Như vậy, theo các quy định trên thì trường hợp cơ sở khi đã bị xử phạt thì phải có trách nhiệm thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu phòng cháy chữa cháy (biện pháp khắc phục hậu quả).
Khi cơ sở này tiếp tục hoạt động sau khi đã chấm hành xong quyết định xử phạt (trong thời hạn 01 năm) mà chưa thực hiện thẩm duyệt, nghiệm thu thì vẫn xử lý hành vi về đưa công trình vào hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy; chưa có giấy chứng nhận hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy.
Đồng thời đây được xem là hành vi tái phạm, lúc này mức tiền phạt sẽ tăng lên cao hơn mức trung bình vì có tình tiết tăng nặng. (Theo khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020).
Nguyễn Bình An
- Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020
- Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi nộp tiền thuế, người nộp thuế có được nhận chứng từ thu tiền thuế? Trách nhiệm nộp tiền thuế của người nộp thuế?
- Bảo hiểm nhân thọ là gì? Nguyên tắc thế quyền có được áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ không?
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?