Xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt cảnh cáo thì có bị lập biên bản không? Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao cho ai?
Xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt cảnh cáo thì có bị lập biên bản không?
Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được quy định tại khoản 1 Điều 56 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản
1. Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
2. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, địa chỉ của cá nhân vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; hành vi vi phạm; địa điểm xảy ra vi phạm; chứng cứ và tình tiết liên quan đến việc giải quyết vi phạm; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định xử phạt; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng. Trường hợp phạt tiền thì trong quyết định phải ghi rõ mức tiền phạt.
Như vậy, theo quy định, trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt cảnh cáo thì không lập biên bản, người có thẩm quyền xử phạt sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ.
Tuy nhiên, trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản.
Xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt cảnh cáo thì có bị lập biên bản không? (Hình từ Internet)
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được giao cho ai?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được quy định tại khoản 1 Điều 69 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Thi hành quyết định xử phạt không lập biên bản
1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản. Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
2. Cá nhân, tổ chức vi phạm nộp tiền phạt tại chỗ cho người có thẩm quyền xử phạt. Người thu tiền phạt có trách nhiệm giao chứng từ thu tiền phạt cho cá nhân, tổ chức nộp tiền phạt và phải nộp tiền phạt trực tiếp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thu tiền phạt.
Trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm không có khả năng nộp tiền phạt tại chỗ thì nộp tại Kho bạc Nhà nước hoặc nộp vào tài khoản của Kho bạc Nhà nước ghi trong quyết định xử phạt trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 78 của Luật này.
Như vậy, theo quy định, quyết định xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản phải được giao cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt 01 bản.
Trường hợp người chưa thành niên bị xử phạt cảnh cáo thì quyết định xử phạt còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.
Vi phạm hành chính về những hành vi nào thì bị công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng?
Các trường hợp vi phạm hành chính bị công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 như sau:
Công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng việc xử phạt đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính
1. Trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm; chất lượng sản phẩm, hàng hóa; dược; khám bệnh, chữa bệnh; lao động; xây dựng; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo vệ môi trường; thuế; chứng khoán; sở hữu trí tuệ; đo lường; sản xuất, buôn bán hàng giả mà gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thì cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm công bố công khai về việc xử phạt.
2. Nội dung công bố công khai bao gồm cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính, hành vi vi phạm, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả.
3. Việc công bố công khai được thực hiện trên trang thông tin điện tử hoặc báo của cơ quan quản lý cấp bộ, cấp sở hoặc của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi xảy ra vi phạm hành chính.
Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân có thể bị công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc xử phạt nếu vi phạm hành chính gây hậu quả lớn hoặc gây ảnh hưởng xấu về dư luận xã hội thuộc các lĩnh vực sau đây:
- An toàn thực phẩm;
- Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;
- Dược;
- Khám bệnh, chữa bệnh;
- Lao động;
- Xây dựng;
- Bảo hiểm xã hội;
- Bảo hiểm y tế;
- Bảo vệ môi trường;
- Thuế;
- Chứng khoán;
- Sở hữu trí tuệ;
- Đo lường;
- Sản xuất, buôn bán hàng giả.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử phạt vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?