Xử phạt xe ô tô vượt trọng tải cho phép bị xử lý ra sao? Ngoài việc xử phạt hành chính đối với xe ô tô vượt trọng tải thì còn có hình phạt bổ sung gì hay không?
Xử phạt xe ô tô vượt trọng tải cho phép thì xử lý ra sao?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về việc Xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
"...
2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;
6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;
7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%;
8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;
Như vậy hình thức xử phạt tùy thuộc vào từng mức quá tải của xe ô tô vượt trọng tải:
- Quá tải từ 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng) và trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng: Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng và không tước bằng lái.
- Quá tải cầu đường trên 30% đến 50%: Phạt từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng và bị tước bằng lái từ 01 - 03 tháng.
- Quá tải trên 50% đến 100%: Phạt từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng và bị tước bằng lái từ 01 đến 03 tháng.
- Quá tải cầu đường trên 100% đến 150%: Phạt tiền từ 7.000.000 đến 8.000.000 đồng; bị tước bằng lái từ 02-04 tháng.
- Quá tải cầu đường trên 150%: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng; bị tước bằng lái từ 03-05 tháng.
Xe ô tô vượt trọng tải
Ngoài việc xử phạt hành chính đối với xe ô tô vượt trọng tải thì còn có hình phạt bổ sung gì hay không?
Căn cứ khoản 9 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về hình thức phạt bổ sung dành cho xe ô tô vượt tải trọng như sau:
9. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm c khoản 2; điểm b khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; điểm a, điểm b, điểm d khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng;
b) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 7, điểm c khoản 8, khoản 8a Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng;
Như vậy, ngoài việc xử phạt hành chính đối với xe ô tô vượt trọng tải thì còn có hình phạt bổ sung là bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe tùy theo trường hợp vi phạm theo quy định trên.
Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera (đối với loại xe yêu cầu có lắp camera) thì bị xử phạt ra sao?
Căn cứ điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 13 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về việc xử phạt người điều khiển xe ô tô tải, máy kéo (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vận chuyển hàng hóa vi phạm quy định về vận tải đường bộ như sau:
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
“c) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh của người lái xe trong quá trình điều khiển xe tham gia giao thông theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của camera lắp trên xe ô tô;”
Như vậy, theo quy định thì việc điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chở hàng vượt trọng tải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động có phải nộp bản chính bằng đại học cho công ty khi ký hợp đồng lao động hay không?
- Chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất là bao nhiêu theo quy định mới?
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?