Xuất khẩu lao động là gì? Người đi xuất khẩu lao động có phải trả tiền dịch vụ không? Đào tạo đối với những ngành nghề đặc thù có được hỗ trợ không?
- Xuất khẩu lao động là gì?
- Người đi xuất khẩu lao động có phải trả tiền dịch vụ không?
- Nếu trong thời gian đi xuất khẩu lao động người xuất khẩu lao động về nước với lý do chính đáng thì có bị mất phí dịch vụ không?
- Người lao động theo học những ngành nghề đặc thù khi xuất khẩu lao động thì có được hỗ trợ không?
Xuất khẩu lao động là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì xuất khẩu lao động là việc người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đáp ứng được nhu cầu về công việc của người lao động Việt Nam và nhu cầu về nguồn lao động của các doanh nghiẹp nước ngoài theo đúng quy định của pháp luật.
Xuất khẩu lao động là gì? Người đi xuất khẩu lao động có phải trả tiền dịch vụ không? Đào tạo đối với những ngành nghề đặc thù có được hỗ trợ không? (Hình từ Internet)
Người đi xuất khẩu lao động có phải trả tiền dịch vụ không?
Căn cứ Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì tiền dịch vụ là khoản thu của doanh nghiệp dịch vụ nhận được từ bên nước ngoài tiếp nhận lao động và người lao động
Số tiền này dùng để bù đắp chi phí, tìm kiếm, phát triển thị trường, đàm phán, ký kết hợp đồng cung ứng lao động, quản lý người lao động trong thời gian làm việc ở nước ngoài của doanh nghiệp.
Như vậy, người lao động Việt Nam để đi xuất khẩu nước ngoài thì cần phải nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
Lưu ý: Tiền dịch vụ mà doanh nghiệp dịch vụ thu từ người lao động phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
(1) Theo thỏa thuận giữa người lao động và doanh nghiệp dịch vụ;
(2) Không vượt quá mức trần quy định:
- Không quá 01 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 tháng làm việc.
- Đối với sĩ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá 1,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng cho mỗi 12 thang làm việc.
- Trường hợp thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài từ 36 tháng trở lên thì tiền dịch vụ không được quá 03 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
- Trường hợp có thỏa thuận về việc thu tiền dịch vụ cho thời gian gia hạn hợp đồng lao động trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì mức tiền dịch vụ tối đa cho mỗi 12 tháng gia hạn làm việc không quá 0,5 tháng tiền lương của người lao động theo hợp đồng.
- Đối với một số thị trường, ngành, nghề, công việc cụ thể, Bổ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết mức trần tiền dịch vụ thấp hơn quy định tại các trường hợp nêu trên.
(3) Chỉ được thu sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận và hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài đã được ký kết;
(4) Trong trường hợp bên nước ngoài tiếp nhận lao động đã trả tiền dịch vụ thì chỉ được thu từ người lao động số tiền còn thiếu so với mức tiền dịch vụ đã thỏa thuận.
Nếu trong thời gian đi xuất khẩu lao động người xuất khẩu lao động về nước với lý do chính đáng thì có bị mất phí dịch vụ không?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định như sau:
Tiền dịch vụ
…
3. Trường hợp doanh nghiệp dịch vụ đã thu tiền dịch vụ từ người lao động cho toàn bộ thời gian làm việc thỏa thuận trong hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài mà người lao động phải về nước trước thời hạn và không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
Tiền lãi được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam của tổ chức tín dụng do các bên thỏa thuận tại thời điểm doanh nghiệp hoàn trả cho người lao động.
....
Theo đó nếu trong thời gian đi xuất khẩu lao động mà người lao động về nước với lý do chính đáng thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động số tiền dịch vụ và tiền lãi theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của hợp đồng và tiền lãi được tính theo lãi suất đối với tiền gửi không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam.
Người lao động theo học những ngành nghề đặc thù khi xuất khẩu lao động thì có được hỗ trợ không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Quyết định 26/2005/QĐ-BTC thì việc hỗ trợ cho người lao động trong việc đào tạo đối với những ngành nghề đặc thù đòi hỏi yêu cầu cao về tay nghề, ngoại ngữ; người lao động thuộc diện đối tượng chính sách, người có công và những người thuộc đối tượng chính sách xã hội.
Việc hỗ trợ cho người lao động được thực hiện thông qua doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài .
Doanh nghiệp có trách nhiệm lập dự toán chi phí học nghề, ngoại ngữ, số lượng lao động thuộc diện chính sách người có công, bộ đội xuất ngũ, thanh niên xung phong, thanh niên tình nguyện tham gia các công trình, dự án ở những nơi khó khăn (biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa) đã hoàn thành nhiệm vụ và người lao động thuộc diện hộ nghèo là người dân tộc thiểu số, đề nghị mức hỗ trợ gửi Ban điều hành Quỹ.
Mức, phương thức hỗ trợ cụ thể cho từng đối tượng, ngành nghề do Trưởng ban điều hành Quỹ trình Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quyết định.
Lê Văn Tài
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xuất khẩu lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Thời hạn phê duyệt kế hoạch cải tạo nhà chung cư? Tiêu chí đánh giá chất lượng nhà chung cư để đưa vào kế hoạch được xác định theo quy trình nào?
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?