Yêu cầu đối với cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe cho nhân viên hàng không? Có bắt buộc bảo mật thông tin hồ sơ sức khỏe của nhân viên hàng không?
Có phân nhóm đối với tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không?
Có phân nhóm đối với tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không? (Hình từ Internet)
Theo Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT về tiêu chuẩn sức khoẻ và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không quy định như sau:
Phân nhóm tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không
1. Nhóm 1 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Người lái tàu bay thương mại;
b) Người lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên;
c) Người lái tàu bay vận tải hàng không;
d) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
2. Nhóm 2 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Tiếp viên hàng không;
b) Người lái tàu bay tư nhân;
c) Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
d) Người dẫn đường trên không;
đ) Người điều khiển tàu lượn;
e) Người điều khiển khinh khí cầu;
g) Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
3. Nhóm 3 quy định tiêu chuẩn sức khỏe đối với các đối tượng sau:
a) Kiểm soát viên không lưu;
b) Người dự tuyển vào học để làm kiểm soát viên không lưu.
Theo đó, tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên hàng không được phân thành 03 nhóm:
- Nhóm 1:
+ Người lái tàu bay thương mại;
+ Người lái tàu bay thuộc tổ lái nhiều thành viên;
+ Người lái tàu bay vận tải hàng không;
+ Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
- Nhóm 2:
+ Tiếp viên hàng không;
+ Người lái tàu bay tư nhân;
+ Người thực hiện nhiệm vụ cơ giới trên không;
+ Người dẫn đường trên không;
+ Người điều khiển tàu lượn;
+ Người điều khiển khinh khí cầu;
+ Người dự tuyển vào học để thực hiện một trong các công việc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e Khoản 2 Điều này.
- Nhóm 3:
+ Kiểm soát viên không lưu;
+ Người dự tuyển vào học để làm kiểm soát viên không lưu.
Yêu cầu đối với cơ sở y tế thực hiện khám sức khỏe cho nhân viên hàng không?
Theo Điều kiện cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không được ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT quy định tiêu chuẩn sức khoẻ và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho người lái tàu bay thương mại quy định như sau:
(1) Nhân lực:
+ Đáp ứng đầy đủ các quy định tại Thông tư 14/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi Thông tư 41/2017/TT-BYT).
+ Bác sĩ trực tiếp khám giám định và thực hiện các nghiệm pháp y học hàng không phải có bằng chuyên ngành từ chuyên khoa định hướng trở lên và có chứng chỉ y học hàng không.
(2) Trang thiết bị:
Ngoài việc đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 10, Điều 11 Thông tư 14/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi Thông tư 41/2017/TT-BYT), cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khỏe cho nhân viên hàng không còn phải đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có phương tiện để đánh giá chức năng tiền đình:
- Phương tiện để tiến hành nghiệm pháp tác động tích lũy liên tục gia tốc Coriolis: Phải có ghế quay Barany.
- Phương tiện để tiến hành nghiệm pháp tác động tích lũy gián đoạn gia tốc Coriolis (Nghiệm pháp Voacheva).
- Phương tiện để tiến hành nghiệm pháp Romberg.
+ Dụng cụ kiểm tra chức năng màng nhĩ: Khí áp kế tai Svetlacov.
+ Có các trang thiết bị tối thiểu để phục vụ công tác khám sức khỏe cho nhân viên hàng không như sau:
- Máy ghi điện tim;
- Máy ghi điện não;
- Máy đo thính lực;
- Máy Phế dung kế;
- Máy siêu âm;
- Máy nội soi tai, mũi, họng;
- Máy nội soi tiêu hóa.
Dẫn chiếu theo Điều 10, Điều 11 Thông tư 14/2013/TT-BYT (được sửa đổi bởi Thông tư 41/2017/TT-BYT) quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và phạm vi hoạt động chuyên môn như sau:
+ Có phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa theo quy định của Bộ Y tế phù hợp với nội dung KSK.
+ Có đủ cơ sở vật chất và thiết bị y tế thiết yếu theo quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
+ Điều kiện đối với cơ sở KSK không có yếu tố nước ngoài: Thực hiện được các kỹ thuật chuyên môn phù hợp với nội dung ghi trong Giấy KSK quy định tại các Phụ lục 1, 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
Có bắt buộc bảo mật thông tin hồ sơ sức khỏe của nhân viên hàng không?
Theo Điều 8.027 Phần 8 Chương C Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được ban hành kèm theo Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định như sau:
SỰ BẢO MẬT VÀ TRUY CẬP HỒ SƠ SỨC KHỎE
(a) Tất cả các nhân viên bao gồm giám định viên y khoa, thành viên Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ, nhân viên của cơ sở y tế giám định sức khỏe hàng không, nhân viên cấp phép của Cục HKVN có trách nhiệm bảo mật đối với hồ sơ sức khỏe của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận sức khỏe.
(b) Kết quả giám định sức khỏe và các hồ sơ liên quan phải được lưu giữ bảo đảm hạn chế việc tiếp cận của người không có phận sự.
(c) Thành viên Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ, người có thẩm quyền của Cục HKVN được truy cập tất cả các hồ sơ sức khỏe của người đề nghị cấp hoặc người đã được cấp Giấy chứng nhận sức khỏe mà các hồ sơ đó được lưu giữ bởi cơ sở y tế giám định sức khỏe hàng không hoặc bác sỹ tư nhân.
(d) Bất chấp quy định của sự cẩn mật, không một cá nhân nào có thể cho phép phát hành hoặc tiếp tục sử dụng Giấy chứng nhận sức khỏe khi mà người có Giấy chứng nhận không đủ tiêu chuẩn sức khỏe.
Theo đó, dựa trên quy định nêu trên có yêu cầu bắt buộc đối với tất cả các nhân viên (bao gồm giám định viên y khoa, thành viên Hội đồng đánh giá kết quả giám định sức khoẻ, nhân viên của cơ sở y tế giám định sức khỏe hàng không, nhân viên cấp phép của Cục Hàng không Việt Nam) có trách nhiệm bảo mật thông tin hồ sơ sức khỏe của nhân viên hàng không.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nhân viên hàng không có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những trường hợp nào được miễn phần thi ngoại ngữ trong thi tuyển công chức từ ngày 17/9/2024?
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?