Yêu cầu đối với đặt tên liên hiệp hợp tác xã như thế nào? Trường hợp nào tên của liên hiệp hợp tác xã được coi là tên gây nhầm lẫn?
Yêu cầu đối với đặt tên liên hiệp hợp tác xã như thế nào?
Yêu cầu đối với việc đặt tên cho liên hiệp hợp tác xã được quy định tại Điều 7 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:
Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được viết bằng tiếng Việt hoặc ký tự La - tinh trừ ký tự đặc biệt, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu và được bắt đầu bằng cụm từ “hợp tác xã” hoặc “liên hiệp hợp tác xã” sau đó là tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có thể sử dụng ngành, nghề kinh doanh hay ký hiệu phụ trợ khác để cấu thành tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã. Tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phát hành.
4. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có quyền từ chối chấp thuận tên dự kiến đăng ký của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nếu tên đó không phù hợp với quy định tại Điều 8 Nghị định này.
5. Cơ quan đăng ký hợp tác xã có trách nhiệm công khai tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký; các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đăng ký trước khi Nghị định này có hiệu lực có tên gây nhầm lẫn thì cơ quan đăng ký hợp tác xã khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có tên trùng và tên gây nhầm lẫn tương tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên hoặc bổ sung tên địa danh để làm yếu tố phân biệt tên.
Tại Điều 8 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định những điều cấm trong đặt tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm:
Những điều cấm trong đặt tên hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.
2. Đặt tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của tổ chức, cá nhân khác theo pháp luật về sở hữu trí tuệ.
3. Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
4. Sử dụng tên danh nhân, từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Như vậy khi đặt tên cho liên hiệp hợp tác xã phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định nêu trên, trong đó thì:
Tên đầy đủ, tên viết tắt, tên bằng tiếng nước ngoài của liên hiệp hợp tác xã không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên đầy đủ hoặc tên viết tắt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài của liên hiệp hợp tác xã khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.
Yêu cầu đối với đặt tên liên hiệp hợp tác xã như thế nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào tên của liên hiệp hợp tác xã được coi là tên gây nhầm lẫn?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 193/2013/NĐ-CP thì các trường hợp sau đây được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của các liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký:
- Tên bằng tiếng Việt của liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký được đọc giống như tên liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng Việt của liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký chỉ khác tên liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi chữ “và” hoặc ký hiệu hoặc hiệu''-";
- Tên viết tắt của liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
- Tên bằng tiếng nước ngoài của liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
- Tên riêng của liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự, một hoặc một số chữ cái tiếng Việt ngay sau tên riêng của liên hiệp hợp tác xã đó, trừ trường hợp hợp tác xã yêu cầu đăng ký là thành viên của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
- Tên riêng của liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi từ "tân" ngay trước hoặc “mới" ngay sau tên riêng của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
- Tên riêng của liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký chỉ khác tên của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký bởi các từ "Bắc", "miền Bắc", "Nam", "miền Nam", "Trung", "miền Trung", “Tây", "miền Tây", "Đông", "miền Đông" hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp liên hiệp hợp tác xã yêu cầu đăng ký là thành viên của liên hiệp hợp tác xã đã đăng ký;
- Các trường hợp tên gây nhầm lẫn khác theo quyết định của cơ quan đăng ký hợp tác xã.
Tên của liên hiệp hợp tác xã được bảo hộ như thế nào?
Tại Điều 12 Nghị định 193/2013/NĐ-CP quy định về bảo hộ đối với tên của liên hiệp hợp tác xã như sau:
Bảo hộ đối với tên, biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
Tên của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; biểu tượng của hợp tác xã, liên hiệp của hợp tác xã phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được bảo hộ theo quy định của pháp luật.
Như vậy tên của liên hiệp hợp tác xã được bảo hộ trong phạm vi toàn quốc kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Liên hiệp hợp tác xã có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?