Yêu cầu kỹ thuật đối với xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén hoàn chỉnh được quy định như thế nào?
Xe chữa cháy hệ thống bọt nén khí là loại xe gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-6:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Xe ô tô chữa cháy - Phần 6: Xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén thì:
Xe chữa cháy hệ thống bọt nén khí (compressed air foam system fire fighting vehicle) là loại xe chữa cháy được trang bị téc nước và téc chất tạo bọt, thông qua hệ thống bọt khí nén để phun bọt chữa cháy (gọi tắt là xe chữa cháy bọt khí nén).
Ngoài ra, hệ thống bọt khí nén (compressed air foam system; CAFS) gồm bơm chữa cháy, máy nén khí, hệ thống trộn bọt, hệ thống đường ống và lăng phun để tạo ra bọt khí nén.
Chất tạo bọt (foam concentrate) là chất lỏng khi trộn với nước theo nồng độ thích hợp thì tạo ra dung dịch tạo bọt.
Xe chữa cháy hệ thống bọt nén khí là loại xe gì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu kỹ thuật đối với xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén hoàn chỉnh được quy định như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-6:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Xe ô tô chữa cháy - Phần 6: Xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén thì:
Yêu cầu kỹ thuật đối với xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén hoàn chỉnh được quy định cụ thể như sau:
- Dung tích bình nhiên liệu phải đáp ứng được cho xe chạy tối thiểu 100 km và hoạt động chữa cháy liên tục tối thiểu 2 giờ ở lưu lượng và áp suất định mức của bơm
- Bảng điều khiển phải đáp ứng các yêu cầu sau
+ Cạnh các nút ấn, công tắc trên bảng điều khiển phải có bảng hướng dẫn sử dụng bằng tiếng Việt.
+ Chữ trên bảng có độ cao không thấp hơn 10 mm: Trên bảng điều khiển bao gồm tối thiểu các nút ấn, công tắc sau:
++ Điều chỉnh tỷ lệ trộn bọt;
++ Điều chỉnh chuyển đổi chức năng phun nước và phun bọt khí nén;
++ Điều chỉnh chuyển đổi chế độ bọt ướt, bọt khô;
++ Điều chỉnh tốc độ của động cơ;
++ Điều chỉnh tẩy rửa làm sạch hệ thống đường ống;
++ Dừng khẩn cấp.
+ Bảng điều khiển phải được cung cấp một sơ đồ của hệ thống đường ống nước, chất tạo bọt và khí nén, và phải chỉ ra loại chất tạo bọt áp dụng.
+ Nếu bảng điều khiển không bố trí được sơ đồ hệ thống đường ống thì có thể đặt ở vị trí thích hợp cùng phía để người vận hành quan sát thuận lợi.
+ Trên bảng điều khiển phải có hướng dẫn vận hành bằng tiếng Việt, chiều cao các ký tự không được nhỏ hơn 7 mm và phải bảo đảm cho người vận hành có thể vận hành hệ thống chất tạo bọt khí nén một cách chính xác.
+ Hướng dẫn vận hành phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau:
++ Thứ tự đóng, mở khí nén, chất tạo bọt và nước;
++ Yêu cầu đóng và mở của van;
++ Không được sử dụng hỗn hợp nước và khí nén;
++ Cảnh báo dung dịch bọt có khả năng độc hại hoặc gây hại cho môi trường;
++ Phạm vi nhiệt độ làm việc cho phép.
Hướng dẫn vận hành phải đặt các cảnh báo nguy hiểm. Chữ cảnh báo nguy hiểm phải được đánh dấu bằng các ký tự màu đen trên nền màu vàng và chiều cao của các ký tự không được nhỏ hơn 10mm.
+ Trên bảng điều khiển phải có liệt kê phạm vi tỷ lệ khi phun bọt khô, ướt và áp suất họng ra trong điều kiện danh định của hệ thống bọt khí nén.
- Các biểu tượng, hình vẽ sử dụng trên xe chữa cháy bọt khí nén phải có kí hiệu thông thường, nếu không phải kí hiệu trực tiếp bằng chữ tiếng Việt.
- Đường ống dẫn nước vào, đường ống dẫn nước ra của bơm chữa cháy phải kết nối với đồng hồ đo áp suất trên bảng điều khiển để kiểm tra áp suất.
- Quy cách kỹ thuật kết nối phải là ren ngoài M10x1,5 mm và chiều dài ren không được nhỏ hơn 15 mm. Vị trí kết nối phải thuận tiện cho việc lắp đặt đồng hồ đo áp suất bên ngoài và phải kí hiệu bằng nhãn.
- Khi xe chữa cháy bọt khí nén có đường cung cấp khí nén ra bên ngoài, phải thiết kế van, van khí nén ra phải sử dụng phương pháp kết nối nhanh (cắm rút). Khi hệ thống tạo bọt khí nén hoạt động, van khí nén ra phải có cơ chế đóng kín ngăn dòng khí nén thoát ra ngoài.
- Các cơ cấu thao tác trên bảng điều khiển phải linh hoạt có độ tin cậy cao, các van trong hệ thống điều khiển tự động phải có thiết bị cơ khí (thủ công) khẩn cấp.
Việc bao gói, vận chuyển và bảo quản xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén được quy định như thế nào?
Việc bao gói, vận chuyển và bảo quản xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13316-6:2023 về Phòng cháy chữa cháy - Xe ô tô chữa cháy - Phần 6: Xe chữa cháy hệ thống bọt khí nén, cụ thể như sau:
Về bao gói
- Nhà sản xuất chọn bao gỏi không che đậy xe chữa cháy bọt khí nén thì các cửa xe, khoang thiết bị đều phải đóng và khóa chắc chắn.
- Phải dùng vật liệu chống ẩm để đóng gói các tài liệu kèm theo.
- Các bộ phận crôm lộ bên ngoài phải được phủ bằng dầu chống gỉ và đèn chiếu sáng bên ngoài xe, đèn cảnh báo phải được bao phủ bằng màng nhựa.
Về vận chuyển
- Khi chọn vận chuyển bằng phương pháp cho xe chạy trên đường giao thông, phải tuân thủ các quy định an toàn giao thông và các quy định về lái xe chữa cháy mới trong sách hướng dẫn sử dụng.
- Khi sử dụng phương tiện vận chuyển xe chữa cháy bọt khí nén bằng đường sắt hoặc đường thủy, trên xe không được có nhiên liệu, nước và chất tạo bọt... ắc quy phải được ngắt kết nối.
- Khi vận chuyển bằng đường sắt, đường thủy, phải chấp hành quy định tương quan vận chuyển đường sắt (đường thủy).
Về bảo quản
Khi phải lưu trữ trong thời gian dài, phải loại bỏ hết nước, chất tạo bọt và nhiên liệu, ngắt điện, đỗ xe ở vị trí bảo vệ không bị mưa, ẩm ướt, ánh nắng mặt trời, ăn mòn, vị trí thông gió tốt và tiến hành bảo dưỡng và bảo trì theo quy định trong sách hướng dẫn sử dụng.
Phan Thanh Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi thấy người tiêu dùng bị ép buộc mua hàng hóa thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý không?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?