Yêu cầu về chè Ô Long đạt chuẩn như thế nào? Đánh giá chất lượng cảm quan của chè Ô long theo các tiêu chí chấm điểm thế nào?
Yêu cầu về chè Ô Long đạt chuẩn như thế nào?
Chè Ô long (Hình từ Internet)
Chè được trồng và chế biến làm đồ uống tại nhiều nước trên thế giới và ngày càng được ưa chuộng, sử dụng nhiều hơn. Chè Ô long được sản xuất từ các giống chè có hương thơm (Kim Tuyên, Ngọc Thúy, Ô long Thanh Tâm, Tứ Quý, Hương Bắc Sơn...) được trồng tại một vùng hoặc có thể được đấu trộn từ hai hay nhiều vùng khác nhau.
Các đặc tính cần có của chè Ô long và nước chè dùng để uống trực tiếp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm cả nước dùng để pha chè, cách pha và thị hiếu của mỗi người.
Ở Việt Nam, chè Ô long chủ yếu được sản xuất ở dạng viên theo công nghệ đặc thù chè Ô long Cao Sơn của Đài Loan, do nhu cầu và giá trị thương mại cao.
Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12713:2019 về Chè Ô long - Yêu cầu cơ bản thì chè Ô long được chế biến từ đọt tươi của các giống chè có hương thơm thuộc loài Camellia sinensis (L) O.Kuntze, dùng làm đồ uống, theo công nghệ đặc thù: Hong héo nguyên liệu, làm giập, lên men tạo hương, diệt men, vò, sấy sơ bộ, hồi ẩm, làm khô kết hợp tạo hình, phân loại, bao gói và bảo quản.
Tại tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12713:2019 thì chè Ô long đạt chuẩn phải đáp ứng được các yêu cầu chung như sau:
- Sản phẩm có ngoại hình, màu sắc, mùi vị đặc trưng, không có mùi vị khác thường, không bị khuyết tật.
- Sản phẩm không bị hư hỏng, không có chất phụ gia và tạp chất lạ.
- Nước chè để thử cảm quan phải tuân thủ theo quy định trong TCVN 5086 (ISO 3103). Việc đánh giá phải được thể hiện trong báo cáo thử nghiệm.
Đánh giá chất lượng cảm quan của chè Ô long theo các tiêu chí chấm điểm nào?
Căn cứ tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12713:2019 thì đánh giá chất lượng cảm quan của chè Ô long thực hiện theo phương pháp đánh giá cảm quan theo quy định trong TCVN 3218:2012 là phương pháp cho điểm.
Theo đó tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3218:2012 quy định phương pháp đánh giá như sau:
Phương pháp cho điểm
5.1. Cho điểm các chỉ tiêu cảm quan
Bốn chỉ tiêu cảm quan: Ngoại hình chè khô, màu sắc, mùi, vị của nước pha được đánh giá riêng rẽ bằng cách cho theo thang 5 điểm, điểm cao nhất là 5, điểm thấp nhất là 1.
Ở trong khoảng giữa 2 điểm nguyên liên tục theo sự cảm nhận về chất lượng của từng chỉ tiêu, người thử chè có thể cho (chính xác) điểm thập phân tới 0,5 điểm.
Quay tại tại tiểu mục 4.2.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12713:2019 thì mức cho điểm đối với từng chỉ tiêu của chè Ô long được quy định như sau:
1. Chỉ tiêu về ngoại hình:
- Viên xoăn chặt, chắc, đồng đều, sạch, đặc trưng cho loại tốt: 5 điểm
- Viên xoăn chặt, tương đối đồng đều, sạch, đặc trưng cho loại khá: 4 điểm
- Viên tương đối xoăn chặt, tương đối đồng đều, sạch, thoáng cẫng non, thoáng viên dẹt, đặc trưng: 3 điểm
- Viên hơi xoăn chặt, tương đối đồng đều, tương đối sạch, thoáng cẫng, mảnh vụn, lộ viên dẹt, lộ khuyết tật, ít đặc trưng: 2 điểm
- Viên không xoăn chặt, thô, không đồng đều, không sạch, lộ cẫng, lộ viên dẹt, nhiều mảnh vụn, không đặc trưng: 1 điển
2. Chỉ tiêu về màu nước:
- Vàng xanh, trong sáng, sánh, hấp dẫn, không cặn, đặc trưng cho loại tốt: 5 điểm
- Vàng xanh, trong sáng, tương đối hấp dẫn, không cặn, đặc trưng cho loại khá: 4 điểm
- Vàng, ít sáng, ít cặn, đặc trưng: 3 điểm
- Vàng rõ, hơi cặn, lộ khuyết tật, ít đặc trưng: 2 điểm
- Vàng đậm, có ánh đỏ, có cặn, không đặc trưng: 1 điểm
3. Tiêu chí về mùi:
- Thơm mạnh, ngào ngạt, bền hương, hài hòa, hấp dẫn, đặc trưng cho loại tốt: 5 điểm
- Thơm hơi mạnh, bền hương, tương đối hài hòa, hấp dẫn, đặc trưng cho loại khá: 4 điểm
- Thơm nhẹ, tương đối bền hương, đặc trưng: 3 điểm
- Ít thơm, lộ khuyết tật, ít đặc trưng: 2 điểm
- Gây cảm giác khó chịu, không đặc trưng:1 điểm
4. Tiêu chí về vị:
- Không chát, dịu hài hòa, hấp dẫn, tươi mát, rõ hậu ngọt, đặc trưng cho sản phẩm loại tốt: 5 điểm
- Không chát, dịu, tương đối hấp dẫn, rõ hậu ngọt, đặc trưng cho sản phẩm loại khá: 4 điểm
- Không chát, dịu, có hậu ngọt, đặc trưng: 3 điểm
- Hơi chát hoặc hơi nhạt, ít hậu ngọt, lộ khuyết tật, ít đặc trưng: 2 điểm
- Chát hoặc rất nhạt, lộ khuyết tật, gây khó chịu, không đặc trưng: 1 điểm
CHÚ THÍCH: Các tiêu chí trên chỉ quy định mức điểm nguyên, phần thập phân sẽ được vận dụng theo kinh nghiệm và sự cảm nhận của người thử nếm, mức sai khác là 0,5 điểm.
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển chè Ô long như thế nào?
Về bao gói , ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển chè Ô long thực hiện theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12713:2019 như sau:
Bao gói, ghi nhãn, bảo quản, vận chuyển
7.1 Bao gói
Bao gói đựng chè phải được làm từ vật liệu bảo đảm an toàn thực phẩm, kín, sạch, khô, làm từ vật liệu không làm ảnh hưởng đến chất lượng của chè.
7.2 Ghi nhãn
Bao gói chè ghi nhãn theo quy định hiện hành và theo thỏa thuận giữa các bên liên quan.
7.3 Bảo quản
Sản phẩm chè bảo quản ở dạng đóng bao hoặc trong silo, tốt nhất là bao hút chân không.
Yêu cầu kho bảo quản riêng biệt, kín, sạch, khô ráo, không có mùi lạ, tránh sự xâm nhập sinh vật gây hại. Mái, sàn, tường kho bảo đảm chống thấm, chống ẩm. Trước khi chứa chè, kho phải được khử trùng theo quy định.
Bao chè xếp thành từng lô, trong mỗi lô xếp cùng hạng chất lượng, cùng loại bao bì.
7.4 Vận chuyển
Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ, che mưa, nắng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng chè. Khi bốc dỡ không làm bao bì bị biến dạng, hư hỏng.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiêu chuẩn Việt Nam có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục là chức danh gì? Chuyên viên chính về quản lý chương trình giáo dục phải có những chứng chỉ gì?
- Thủ tục xóa đăng ký thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất trong dự án xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng cấp tỉnh ra sao?
- Phương pháp lập Chứng từ điều chỉnh thông tin ghi Sổ kế toán thuế nội địa? Khóa sổ kế toán thuế nội địa trước hay sau khi lập báo cáo kế toán thuế?
- Thủ tục chuyển loại rừng đối với khu rừng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập từ 30/10/2024 ra sao?
- Mức bồi thường được tính thế nào khi Nhà nước thu hồi đất và gây thiệt hại đối với cây rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước?