Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng được quy định như thế nào? Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?
Yêu cầu về phòng cháy chữa cháy đối với kho hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
1. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
b) Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định này;
c) Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
...
2. Cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
a) Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V Nghị định này phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
b) Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
...
Theo đó, nếu kho hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục III thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 5 nêu trên.
Nếu kho hàng thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV thì phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy được quy định tại khoản 2 Điều 5 nêu trên.
Phòng cháy chữa cháy (Hình từ Internet)
Nội dung kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những gì?
Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 16 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về kiểm tra về phòng cháy chữa cháy như sau:
Kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy
1. Đối tượng kiểm tra:
a) Cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy;
b) Khu dân cư, hộ gia đình, rừng, phương tiện giao thông cơ giới, hạ tầng kỹ thuật có liên quan đến phòng cháy và chữa cháy của đô thị, khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;
c) Công trình xây dựng trong quá trình thi công thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự;
d) Cơ sở kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy.
2. Nội dung kiểm tra:
a) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở, khu dân cư, hộ gia đình, phương tiện giao thông cơ giới quy định tại các Điều 5, 6, 7 và Điều 8 Nghị định này;
b) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình xây dựng trong quá trình thi công: Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế hoặc văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này; nội quy về phòng cháy và chữa cháy, biển chỉ dẫn thoát nạn; quy định về phân công trách nhiệm bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư, đơn vị thi công trong phạm vi thẩm quyền; chức trách, nhiệm vụ của người được phân công làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy; việc sử dụng hệ thống, thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt; trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy ban đầu phù hợp với tính chất, đặc điểm của công trình xây dựng;
...
Theo đó, đối tượng kiểm tra về phòng cháy chữa cháy là các đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 16 nêu trên, trong đó có kho hàng là đối tượng được kiểm tra.
Nội dung kiểm tra về phòng cháy chữa cháy bao gồm các nội dung được quy định tại khoản 2 Điều 16 nêu trên.
Quy định về tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở do không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy?
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Luật Phòng cháy chữa cháy 2001 quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân bị tạm đình chỉ trong các trường hợp sau đây:
a) Khi có nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ;
b) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy;
c) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan quản lý nhà nước về phòng cháy và chữa cháy yêu cầu khắc phục mà không thực hiện.
2. Cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình và cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này đã hết thời hạn tạm đình chỉ mà không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.
3. Trường hợp bị tạm đình chỉ thì chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.
...
Theo đó, khi cơ sở không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 29 nêu trên thì sẽ bị tạm đình chỉ hoạt động.
Nếu đã hết thời hạn tạm đình chỉ hoạt động mà cơ sở này không khắc phục hoặc không thể khắc phục được và có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng thì bị đình chỉ hoạt động.
Cơ sở chỉ được hoạt động trở lại khi nguy cơ phát sinh cháy, nổ được loại trừ hoặc những vi phạm đã được khắc phục và được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ cho phép.
Trần Thị Tuyết Vân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng cháy chữa cháy có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?