Yêu cầu về thẻ kho đối với mỗi lô máy phát điện phải ghi rõ những thông tin gì? Thủ kho bảo quản máy phát điện có trách nhiệm thế nào?
- Yêu cầu về thẻ kho đối với mỗi lô máy phát điện phải ghi rõ những thông tin gì? Thủ kho bảo quản máy phát điện có trách nhiệm thế nào?
- Máy phát điện khi xuất kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
- Phòng chống cháy nổ, bão lụt và an toàn lao động đối với kho bảo quản máy phát điện cần lưu ý các vấn đề gì?
Yêu cầu về thẻ kho đối với mỗi lô máy phát điện phải ghi rõ những thông tin gì? Thủ kho bảo quản máy phát điện có trách nhiệm thế nào?
Theo Mục 3.4.1 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2008/BTC quy định như sau:
3.4.1. Thẻ kho
Mỗi lô máy phát điện khi nhập kho xong phải được lập một thẻ kho ghi rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc máy và ngày tháng năm nhập kho.
Thẻ kho phải bảo đảm đúng các quy định hiện hành về chế độ kế toán, thống kê và thường xuyên cập nhập đầy đủ các thông tin về số lượng khi xuất, nhập kho.
3.4.2. Sổ theo dõi công tác bảo quản
Sổ nhật ký bảo quản phải được thiết kế theo mẫu thống nhất và đảm bảo tính pháp lý. Các sổ nhật ký kế tiếp nhau phải được lưu giữ theo từng máy đến khi máy xuất kho.
Thủ kho bảo quản máy phát điện phải ghi chép đầy đủ các diễn biến về chất lượng, công việc bảo quản, các hư hỏng phát sinh và kết quả xử lý cho từng máy phát trong thời gian lưu kho. Định kỳ ba tháng một lần, thủ trưởng Tổng kho phải kiểm tra và ghi nhận xét đánh giá công tác bảo quản vào sổ nhật ký bảo quản.
3.4.3. Các hồ sơ khác có liên quan trong quá trình bảo quản
3.4.3.1. Biên bản xác định sự cố kỹ thuật: Mọi hư hỏng hoặc mất mát phụ tùng, chi tiết máy phát sinh trong quá trình lưu kho đều phải lập biên bản. Nội dung biên bản phản ánh rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các cá nhân liên quan và các biện pháp khắc phục, sửa chữa hoặc thay thế.
3.4.3.2. Biên bản sửa chữa, thay thế chi tiết: Mọi sự cố kỹ thuật của máy phát điện hoặc chi tiết máy bị mất, bị hư hỏng sau khi sửa chữa hoặc thay mới đều phải lập biên bản. Nội dung biên bản phản ánh rõ chất lượng công việc đã hoàn thành.
3.4.3.3. Biên bản bảo quản định kỳ: Sau mỗi lần nổ máy định kỳ vận hành phát điện thử tải phải lập biên bản nghiệm thu kết quả. Nội dung của biên bản phản ánh rõ tình trạng chất lượng máy phát.
3.4.3.4. Quản lý, cất giữ hồ sơ
Hồ sơ gồm sổ nhật ký bảo quản, các biên bản xác định sự cố kỹ thuật; sửa chữa, thay thế chi tiết máy và biên bản bảo quản định kỳ được quản lý theo quy định và cất giữ tại kho đang bảo quản máy. Sau khi xuất kho, các tài liệu này được lưu tại Tổng kho theo các quy định về lưu giữ hồ sơ.
Theo đó, mỗi lô máy phát điện khi nhập kho xong phải được lập một thẻ kho ghi rõ số lượng, chủng loại, nguồn gốc máy và ngày tháng năm nhập kho.
Thẻ kho phải bảo đảm đúng các quy định hiện hành về chế độ kế toán, thống kê và thường xuyên cập nhập đầy đủ các thông tin về số lượng khi xuất, nhập kho.
Thủ kho bảo quản máy phát điện phải ghi chép đầy đủ các diễn biến về chất lượng, công việc bảo quản, các hư hỏng phát sinh và kết quả xử lý cho từng máy phát trong thời gian lưu kho.
Bảo quản máy phát điện (Hình từ Internet)
Máy phát điện khi xuất kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo các nguyên tắc nào?
Theo Mục 3.6 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2008/BTC quy định về xuất kho dự trữ quốc gia:
Máy phát điện khi xuất kho dự trữ quốc gia phải đảm bảo chất lượng, có đủ các hồ sơ liên quan kèm theo và bảo đảm nguyên tắc:
- Máy nhập trước xuất trước, máy nhập sau xuất sau; xuất trọn từng lô máy, bảo đảm đúng số lượng và chủng loại. Các trường hợp xuất khác phải có ý kiến chỉ đạo của Cục DTQG;
- Trong cùng một lô máy tại một điểm kho, xuất trước các máy được nổ máy kiểm tra kỹ thuật khi giao nhận nhập kho, sau đó mới xuất tới các máy khác.
Phòng chống cháy nổ, bão lụt và an toàn lao động đối với kho bảo quản máy phát điện cần lưu ý các vấn đề gì?
Tại Mục 3.7 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 02:2008/BTC có nêu:
Phòng chống cháy nổ, bão lụt và an toàn lao động
3.7.1. Kho bảo quản máy phát điện phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng chống cháy nổ và có phương án tổ chức công tác phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.
3.7.2. Tuyệt đối chấp hành các cảnh báo chống cháy, nổ nhiên liệu và an toàn lao động theo tài liệu hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất khi vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa máy phát.
3.7.3. Mỗi điểm kho có bảo quản máy phát điện phải có bơm nước chống úng, ngập nước khi có mưa, lũ. Tuyệt đối không để máy phát bị ngập nước.
3.7.4. Trong quá trình bảo quản phải chấp hành quy trình kỹ thuật vận hành, bảo dưỡng máy phát. Không thực hiện các công việc kỹ thuật khi chưa hiểu kỹ nguyên tắc vận hành cũng như nguyên nhân các sự cố kỹ thuật.
3.7.5. Công nhân kỹ thuật, thủ kho bảo quản khi làm việc phải được trang bị các phương tiện bảo hộ lao động (giầy, mũ, găng tay, kính bảo hộ...). Không mặc quần áo rộng hoặc đeo các vật trang sức khi vận hành, bảo dưỡng máy phát.
3.7.6. Phòng chống bỏng và giật điện, trong lúc máy phát hoạt động không sờ tay vào chi tiết máy, các dây dẫn điện. Mọi công việc sửa chữa bảo dưỡng chỉ thực hiện khi máy dừng hoạt động và nguội.
Khi tháo các nắp đậy của bầu lọc, ổ chứa dầu, bình áp suất, các lỗ xả dầu, lỗ thông áp và két nước làm mát…phải vặn từ từ, xả hết áp suất bên trong rồi mới tháo hẳn nắp đậy ra; tránh để chất lỏng nóng văng ra dưới áp lực lớn gây bỏng.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Máy phát điện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?