Yếu tố hình thành giá có tính cả khoản lỗ? Kinh doanh hàng hóa có phải báo cáo các yếu tố hình thành giá hàng hóa với Nhà nước?
Yếu tố hình thành giá có tính cả khoản lỗ không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Giá 2023 thì yếu tố hình thành giá bao gồm giá thành toàn bộ thực tế; lợi nhuận (nếu có) hoặc khoản lỗ (nếu có); các nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trong trường hợp nếu có khoản lỗ thì khoản lỗ được tính là một yếu tố hình thành giá.
Yếu tố hình thành giá có tính cả khoản lỗ? Kinh doanh hàng hóa có phải báo cáo các yếu tố hình thành giá hàng hóa với Nhà nước? (Hình từ Internet)
Kinh doanh hàng hóa có phải báo cáo các yếu tố hình thành giá hàng hóa với Nhà nước không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
1. Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của Luật này.
2. Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
4. Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
5. Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.
6. Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.
7. Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định nêu trên thì khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định của pháp luật.
Khi nào cơ quan nhà nước kiểm tra yếu tố hình thành giá?
Căn cứ Điều 31 Luật Giá 2023 quy định như sau:
Mục đích, yêu cầu kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Kiểm tra yếu tố hình thành giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để rà soát, đánh giá về tính hợp lý, hợp lệ của các yếu tố hình thành giá, cung cầu của hàng hóa, dịch vụ nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ để xem xét, quyết định thực hiện các giải pháp, biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp.
2. Việc kiểm tra yếu tố hình thành giá thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Giá hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá có biến động bất thường, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, mặt bằng giá thị trường;
b) Giá hàng hóa, dịch vụ khác có biến động bất thường khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phục vụ công tác quản lý, điều hành giá.
Như vậy, theo quy định nêu trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá khi:
- Giá hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá có biến động bất thường, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, mặt bằng giá thị trường;
- Giá hàng hóa, dịch vụ khác có biến động bất thường khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phục vụ công tác quản lý, điều hành giá.
Theo đó, việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định tại Điều 33 Luật Giá 2023, cụ thể như sau:
(1) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá có văn bản thông báo về việc kiểm tra gửi đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
(2) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra yếu tố hình thành giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến yếu tố hình thành giá;
(3) Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ tài liệu theo yêu cầu; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá 15 ngày;
(4) Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá và đề xuất các biện pháp phù hợp.
- Việc lập báo cáo kết quả kiểm tra trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
- Báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bao gồm các nội dung về mục đích, yêu cầu, đối tượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và nguyên nhân.
Lưu ý:
- Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bảo đảm công khai, minh bạch và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân; xác định rõ đối tượng, thời hạn kiểm tra.
Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá.
Phan Thị Như Ý
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Yếu tố hình thành giá có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng hoạt động phòng chống bạo lực gia đình để thực hiện hành vi trái pháp luật sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Cách tính tuổi đảng viên khi không còn giữ quyết định kết nạp Đảng? Bao nhiêu tuổi đảng thì được xét tặng Huy hiệu Đảng?
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?