Yếu tố nào không được coi là đặc điểm tạo dáng kiểu dáng công nghiệp? Thế nào là khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp?
Yếu tố nào không được coi là đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp?
Yếu tố nào không được coi là đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp? (Hình từ Internet)
Theo điểm 33.7 Khoản 33 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm đ khoản 28 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp như sau:
Đặc điểm tạo dáng của một kiểu dáng công nghiệp là yếu tố thể hiện dưới dạng đường nét, hình khối, màu sắc, tương quan vị trí hoặc tương quan kích thước để khi kết hợp với các đặc điểm (dấu hiệu) khác tạo thành một tập hợp cần và đủ để tạo thành kiểu dáng công nghiệp đó.
Các yếu tố sau đây không được coi là đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp:
+ Hình khối, đường nét được quyết định bởi chính chức năng kỹ thuật của sản phẩm (ví dụ hình dạng dẹt, phẳng của đĩa ghi dữ liệu được quyết định bởi chuyển động tương đối giữa đĩa và đầu đọc...);
+ Yếu tố mà sự có mặt của nó trong tập hợp các dấu hiệu không đủ gây ấn tượng thẩm mỹ (ấn tượng về hình dáng của sản phẩm không thay đổi khi có mặt và khi không có mặt yếu tố đó; ví dụ sự thay đổi một hình khối, đường nét quen thuộc nhưng sự thay đổi đó không đủ để nhận biết, do đó hình khối, đường nét đã thay đổi vẫn chỉ được nhận biết là hình khối, đường nét cũ);
+ Vật liệu dùng để chế tạo sản phẩm;
+ Các dấu hiệu được gắn, dán... lên sản phẩm chỉ để thực hiện chức năng thông tin, hướng dẫn về nguồn gốc, đặc điểm, cấu tạo, công dụng, cách sử dụng... sản phẩm đó; ví dụ các thông tin trên nhãn hàng hóa (như nhà sản xuất, chỉ dẫn thương mại, xuất xứ, mã vạch,...), nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…;
+ Kích cỡ của sản phẩm, trừ trường hợp thay đổi kích cỡ trang trí của mẫu vải và vật liệu tương tự;
+ Các yếu tố khác không đáp ứng điều kiện nêu tại điểm b Khoản 33.7 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN.
Cần điều kiện gì để kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.
Theo điểm 35.8 Khoản 35 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi bởi điểm d khoản 29 Điều 1 Thông tư 16/2016/TT-BKHCN) quy định để đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn đăng ký, phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của các kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.
+ Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết (các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai được sắp đặt hoặc lắp ghép với nhau một cách đơn thuần như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng...);
+ Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật..., hình dáng của các hình hình học (hình tròn, hình elíp, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều, các hình lăng trụ có mặt cắt là các hình kể trên...) đã được biết rộng rãi;
+ Kiểu dáng công nghiệp là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;
+ Kiểu dáng công nghiệp mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy...).
Theo đó, nếu không thuộc các trường hợp quy định nêu trên, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo.
Thế nào là khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp?
Căn cứ theo Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Theo điểm 35.6 Khoản 35 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp theo quy định tại Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 như sau:
(1) Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu căn cứ vào các thông tin về kiểu dáng công nghiệp được trình bày trong đơn, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể dùng kiểu dáng công nghiệp đó làm mẫu để chế tạo bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp sản phẩm có hình dáng bên ngoài trùng với kiểu dáng công nghiệp đó.
Khái niệm “người có hiểu biết trung bình” về lĩnh vực tương ứng được hiểu theo quy định tương ứng tại điểm 23.6.a khoản 23 của Thông tư này như sau: “Người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng được hiểu là người có các kỹ năng thực hành kỹ thuật thông thường và biết rõ các kiến thức chung phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
(2) Trong các trường hợp sau đây, đối tượng nêu trong đơn bị coi là không có khả năng áp dụng công nghiệp:
+ Đối tượng nêu trong đơn là hình dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định (các sản phẩm ở thể khí, chất lỏng...);
+ Chỉ có thể tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn nhờ có kỹ năng đặc biệt hoặc không thể lặp đi lặp lại việc chế tạo ra sản phẩm có hình dáng như đối tượng nêu trong đơn;
+ Các trường hợp với lý do xác đáng khác.
Theo đó, kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu không thuộc các trường hợp quy định như trên.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kiểu dáng công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình chuyển đổi vàng miếng khác thành vàng miếng SJC của doanh nghiệp mua bán vàng miếng như thế nào?
- Lựa chọn chủ đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư thông qua tổ chức đấu thầu được thực hiện trong trường hợp nào?
- Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
- Lưu ý khi điền xếp loại kết quả đánh giá trong mẫu phiếu tự đánh giá của giáo viên mầm non mới nhất?
- Phụ lục đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của thiết bị y tế thực hiện kê khai giá mới nhất? Tải về ở đâu?