PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 89 thuật ngữ gần giống
Mất năng lực hành vi dân sự

Tình trạng một cá nhân có năng lực hành vi dân sự hoặc có năng lực hành vi một phần không còn năng lực hành vi dân sự bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự. Một người bị mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

 

Nguồn: Bộ luật dân sự

Cấu thành vi phạm hành chính

Tổng hợp những yếu tố đặc trưng được pháp luật quy định, thể hiện đầy đủ tính xâm hại đối với trật tự quản lý nhà nước của loại vi phạm hành chính, là cơ sở cần thiết cho việc phân biệt các loại vi phạm hành chính với nhau, và cho việc xác định trách nhiệm hành chính.

Buộc chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật

Tổng hợp các biện pháp, cách thức do cá chủ thể có quyền bị xâm hại hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để tác động vào chủ thể có hành vi vi phạm, nhằm cưỡng chế người có hành vi vi phạm pháp luật phải ngừng lại, không được tiếp tực thực hiện hành vi đó hoặc phải thực hiện hành vi nhất định.

Hành vi vi phạm pháp luật

Một dạng hành vi pháp luật thể hiện ở hành vi của cá nhân, cơ quan, tổ chức không tuân thủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định hoặc làm những điều mà pháp luật cấm dẫn đến gây thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại cho các lợi ích khác nhau.

Các hành vi vi phạm pháp luật rất đa dạng về chủ thể, khách thể, mặt khách quan và mặt chủ quan.

Hành vi vi phạm pháp luật có thể là hành động hoặc không hành động.

Hành vi vi phạm pháp luật được thực hiện cố ý hoặc vô ý, do những động cơ khác nhau và nhằm những mục đích rất khác nhau.

Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật phải chịu những chế tài xử lý khác nhau tương ứng với các loại hành vi vi phạm đã thực hiện.

Hành vi thương mại

Hành vi của thương nhân trong đầu tư, sản xuất, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các thương nhân với nhau hoặc giữa thương nhân với các bên có liên quan.

Một hành vi được coi là hành vi thương mại khi thỏa mãi các điều kiện sau:

1) Hành vi do thương nhân thực hiện;

2) Hành vi được thực hiện trong khuôn khổ các hoạt động thương mại của thương nhân. 

Hành vi pháp lý

Hành vi thực hiện một sự kiện thực tế, cụ thể theo ý chí của con người làm xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật.

Hành vi pháp lý được chia thành hành vi pháp lý hợp pháp và hành vi pháp lý bất hợp pháp.

Hành vi phạm tội

Hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

Hành vi phạm tội phải có đầy đủ những dấu hiệu về chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách quan của cấu thành tội phạm. 

Hành vi dân sự

Hành vi của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác trong các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản có liên quan đến quan hệ tài sản nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Hành vi dân sự được thể hiện dưới dạng hành động hoặc không hành động.

 

Xem thêm: Bộ luật dân sự


Đăng nhập

Quên mật khẩu?   Đăng ký mới
Đăng nhập bằng Google

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.150.142
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!