PHÁP LÝ CHUYÊN SÂU
Tra cứu Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý
 
Lĩnh vực:
Không tìm thấy thuật ngữ này! Bạn có thể:



Tìm thấy 22 thuật ngữ gần giống
Phạm tội chưa đạt

Là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 2015==

Cố ý phạm tội

Là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra;

- Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 2015

Vô ý phạm tội

Là phạm tội trong những trường hợp sau đây:

- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

- Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 2015

Chuẩn bị phạm tội

Là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm trừ trường hợp quy định tại Điều 109, điểm a khoản 2 Điều 113 hoặc điểm a khoản 2 Điều 299 của Bộ luật hình sự 2015.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 2015

 

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành

Là việc thực hiện đến cùng tội phạm nhưng không đạt được mục đích, thí dụ: kẻ giết người đã bắn vào người bị hại, nhưng bắn không trúng, hoặc y đã cho người khác uống thuốc độc, nhưng do liều lượng quá nhẹ nên người bị hại không chết.

 

Nguồn: 02-HĐTP-TANDTC/QĐ 

Phạm tội có tổ chức

Là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

 

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 2015

Xúi giục phạm tội chưa thành

Là hành vi xúi giục đã được thực hiện nhưng vì nguyên nhân khách quan, hành vi đó không hoặc chưa có kết quả. Về bản chất, hành vi xúi giục chưa thành là hành vi phạm tội chưa đạt. Trong Bộ luật hình sự năm 1999 không có quy định về trường hợp này và do vậy, cũng không có quy định về trách nhiệm hình sự của trường hợp này.

 

Nguồn: Luật hình sự 1999

Người phạm tội

Là người có đủ dấu hiệu chủ thể của tội phạm và đã thực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm.

Người phạm tội có thể là phạm tội riêng lẻ hoặc là người phạm tội trong đồng phạm. Người phạm tội có thể đã thực hiện hoàn thành tội phạm hoặc đã thực hiện tội phạm nhưng mới ở giai đoạn phạm tội chưa đạt hoặc mới có hành vi chuẩn bị phạm tội.

 

Xem thêm: Bộ luật hình sự

Động cơ phạm tội

Động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội cố ý. Trong một số ít trường hợp động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu cua cấu thành tội phạm cơ bản, cho phép phân biệt tội phạm với không phải là tội phạm. Trong nhiều trường hợp khác, động cơ phạm tội được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt trong các cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc giảm nhẹ như động cơ đê hèn được quy định là dấu hiệu định khung hình phạt tăng nặng của tội giết người.

Địa điểm phạm tội

Nơi hành vi phạm tội xảy ra. Địa điểm của nơi xảy ra hành vi phạm tội nói chung không có ảnh hưởng đến tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.

Công cụ phạm tội

Đối tượng vật chất được chủ thể sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Là dạng cụ thể của phương tiện phạm tội được chủ thể sử dụng tác động đến đối tượng tác động của tội phạm như dao để đâm nạn nhân, búa để phá cửa nhà kho vào trộm cắp...

 

Xem thêm: Bộ luật hình sự

Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có

Là hành vi mua, trao đổi, nhận hoặc giúp cho việc mua bán, trao đổi tài sản mình biết rõ là tài sản do hành vi phạm tội của người khác mà có (do trộm cắp tài sản, tham ô tài sản, cướp tài sản …). Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm trật tự quản lí xã hội cũng như hoạt động tư pháp trong điều tra, truy tố, xét xử tội phạm.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Chứa chấp tài sản do người khác phạm tội mà có

Là hành vi cất giấu hoặc tạo điều kiện cho việc cất giấu những tài sản mình biết rõ là tài sản do hành vi phạm tội của người khác mà có (do trộm cắp, tham ô, cướp..). Đối tượng là tài sản do người khác phạm tội mà có. Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý.

Phương tiện phạm tội

Đối tượng vật chất được chủ thể của tội phạm sử dụng trợ giúp cho việc thực hiện hành vi phạm tội. Phương tiện phạm tội có nhiều dạng trong đó có dạng được gọi là công cụ phạm tội. Phương tiện phạm tội có thể làm tăng mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

 

Xem thêm: Bộ luật hình sự

Bắt người phạm tội quả tang

Là bắt người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi phạm tội thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt. Bất kì người nào cũng có quyền bắt và tước vũ khí rồi giải ngay đến cơ quan công an, viện kiểm sát, hoặc ủy ban nhân dân nơi gần nhất.

Phạm tội nhiều lần

Thực hiện một tội phạm mà trước đó chủ thể đã phạm tội đó ít nhất là một lần và chưa bị xét xử

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội

Là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng tuy không có gì ngăn cản. Đây là trường hợp tự nguyện chấm dứt hẳn hành vi phạm tội đã bắt đầu thực hiện mặc dù có khả năng thực tế để tiếp tục phạm tội. Chỉ có thể tự nguyện chấm dứt việc phạm tội trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt. Khi tội phạm đã hoàn thành thì không thể cho là trường hợp tự nguyện chấm dứt việc phạm tội. Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự về tội định thực hiện. Nếu hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố của một tội khác thì người đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Xúi giục phạm tội

Là việc cố ý tác động đến người khác nhằm thúc đẩy họ phạm tội. Sự xúi giục có thể được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn như kích động, lôi kéo, cưỡng ép, dụ dỗ, lừa dối, …

 

Nguồn: Bộ luật hình sự 1999

Mục đích phạm tội

Kết quả cần đạt được mà người phạm tội đã định ra trong ý thức chủ quan của mình khi thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội khi thực hiện tội phạm cố ý đều nhằm tới mục đích nhất định. Nhưng chỉ có thể nói đến mục đích phạm tội của người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp vì chỉ trong những trường hợp này người phạm tội mới có sự mong muốn gây ra tội phạm để đạt mục đích phạm tội nhất định.

Hành vi phạm tội

Hành vi thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạm.

Hành vi phạm tội phải có đầy đủ những dấu hiệu về chủ thể, mặt chủ quan và mặt khách quan của cấu thành tội phạm. 


Đăng nhập

Quên mật khẩu?   Đăng ký mới
Đăng nhập bằng Google

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.20.231
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!