Tổng hợp Mẫu biên bản bàn giao thông dụng năm 2023 (Hình từ internet)
Việc bàn giao công việc, tài sản, giấy tờ,… diễn ra phổ biến hằng ngày. Và để hạn chế rủi ro cũng như sự thoái thác, chối bỏ trách nhiệm sau khi bàn giao thì các bên thường lập thành biên bản bàn giao.
Một số trường hợp phổ biến thường lập biên bản bàn giao:
- Biên bản bàn giao công việc: Nghỉ việc, nghỉ thai sản, chuyển sang làm ở bộ phận khác,…
Nội dung của loại biên bản bàn giao này thường ghi nhận cá nhân giao lại các tài sản, thiết bị, tài khoản,… đã được công ty cấp.
- Biên bản bàn giao hàng hóa, tài sản: Văn bản thể hiện việc giao nhận hàng hóa đã xảy ra trên thực tế. Bên bán đã giao hàng và bên mua đã nhận hàng theo thỏa thuận của hai bên trong hợp đồng.
Nội dung có thể ghi nhận thông tin: Bên bán đã tiến hành giao đủ số lượng sản phẩm, hàng hóa; Bên mua đã kiểm tra, xác nhận; Biên bản giao nhận hàng hóa có thông tin của các bên tham gia, cũng như thông tin về sản phẩm, hàng hóa.
- Biên nhận tiền: Khi chuyển giao một khoản tiền lớn, giữa 2 bên thường lập thành biên nhận tiền (số lượng, thời gian, địa điểm,…).
Biên nhận tiền được soạn thảo trong các công việc giao dịch dân sự, mua bán và chuyển nhượng tài sản.
Mục đích của biên nhận tiền là để xác nhận việc giao tiền và nhận tiền đã hoàn thành, có ký xác minh của cả 2 bên.
Cho vay, mượn tiền là vấn đề nhạy cảm, nhất là với số tiền lớn, nên cần có giấy biên nhận để đảm bảo cho cả đôi bên.
Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định hiện nay được thực hiện theo Thông tư 200/2014/TT-BTC
Ảnh chụp Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định
Mẫu biên bản bàn giao tài sản cố định |
Mẫu biên bản bàn giao công việc
Mẫu biên bản bàn giao tài sản
Mẫu giấy biên nhận tiền
Lưu ý: Mẫu biên bản nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Tùy từng trường hợp mà biên bản bàn giao có ý nghĩa quan trọng, do vậy khi lập biên bản bàn giao, cần lưu ý những nội dung sau:
- Ngày tháng năm, địa điểm lập biên bản;
- Thông tin cá nhân, thông tin liên lạc giữa bên giao và bên nhận (thông tin CMND/CCCD, địa chỉ, số điện thoại, chức vụ,…);
- Thông tin về tài sản: Tên gọi, số lượng, thông số nhận dạng, tình trạng thực tế, giá trị của tài sản…; thông tin tài khoản, thiết bị đã được cấp;
- Thông tin khoản tiền giao nhận.
- Trách nhiệm, cam kết của các bên trong biên bản bàn giao;
- Chữ ký của các bên.
Tham khảo thể thức văn bản hành chính tại Nghị định 30/2020/NĐ-CP:
Điều 8. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.