Mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3 và cách ghi
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3 |
* Hướng dẫn cách ghi mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3 (tham khảo)
- (1) Ghi rõ tên cơ quan quản lý đơn vị công tác, sinh hoạt của Đảng viên
- (2) Ghi rõ tên đơn vị Đảng viên đang công tác, sinh hoạt
- Phần các thông tin liên đến Đảng viên: Ghi đầy đủ, chính xác các thông tin theo yêu cầu trong mẫu bản kiểm điểm.
- (3): Trình bày rõ ràng, chi tiết, cung cấp đầy đủ thông tin dẫn đến việc việc Đảng viên vi phạm chính sách dân số (sinh con thứ 3)
- (4): Đảng viên tự đề xuất hình thức kỷ luật của mình dựa theo quy định tại Điều 52 Quyết định 69-QĐ/TW năm 2022.
Lưu ý: Mẫu bản kiểm điểm đảng viên sinh con thứ 3 và hướng dẫn cách ghi chỉ mang tính tham khảo
Việc sinh con thứ 3 của Đảng viên được xem là một hành vi vi phạm chính sách dân số theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 52 Quyết định 69-QĐ/TW năm 2022.
Khi đó, nếu hành vi này gây ra hậu quả ít nghiêm trọng thì Đảng viên sẽ bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Trường hợp Đảng viên vi phạm chính sách dân số đã kỷ luật theo quy định mà tái phạm hoặc đã bị khiển trách mà tiếp tục sinh con hoặc gian dối trong việc cho con đẻ để sinh thêm con hoặc nhận con nuôi thực chất là con đẻ để sinh thêm con ngoài giá thú/trái quy định hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng thì kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ).
Trường hợp vi phạm trên gây hậu quả rất nghiêm trọng thì Đảng viên có thể bị kỷ luật bằng hình thức khai trừ.
(Khoản 2 và 3 Điều 52 Quyết định 69-QĐ/TW năm 2022)
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỉ lệ nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên.
- Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên.
- Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.
- Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.
- Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):
+ Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ).
+ Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.
- Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.
- Sinh con thứ ba trở lên trước ngày 19/01/1989 (ngày có hiệu lực thi hành Quyết định 162-HĐBT).
- Trường hợp sinh con thứ ba do mang thai ngoài ý muốn, nếu thực hiện các biện pháp kế hoạch hoá gia đình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người mẹ (có xác nhận của bệnh viện cấp huyện và tương đương trở lên).
(Điều 2 Quyết định 05-QĐi/TW năm 2018)
Thanh Rin