Mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2024 và cách ghi (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Quý khách hàng có thể tham khảo mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2024 sau đây:
Mẫu phụ lục hợp đồng lao động |
* Hướng dẫn viết Phụ lục hợp đồng lao động:
(1) Phụ lục hợp đồng lao động này phát sinh khi có sự thay đổi về nội dung điều khoản của hợp đồng lao động chính thức. Chính vì vậy, phải ghi chính xác số hợp đồng và thời gian ký kết hợp đồng trước đó.
(2) Nội dung thay đổi:
- Ghi rõ thay đổi điều khoản nào của hợp đồng, nội dung thay đổi, thay đổi như thế nào?
- Ví dụ:
+ Thay đổi công việc (chuyển từ nhân viên tạp vụ sang nhân viên hành chính, từ thủ quỹ sang kế toán,…)
+ Tăng lương (do thay đổi mức lương cơ sở/lương tối thiểu vùng);
+ Bổ sung phụ cấp, trợ cấp;
…
(3) Thời gian thực hiện:
Ghi rõ nội dung thay đổi nêu trên sẽ có hiệu lực từ thời điểm nào? Trong bao lâu? (nếu có)
Theo khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 thì có 2 loại phụ lục hợp đồng lao động như sau:
- Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động phải đảm bảo không dẫn đến cách hiểu khác với nội dung trong hợp đồng đó.
Nếu gây nhầm lẫn hoặc tạo ra cách hiểu khác thì thực hiện theo nội dung hợp đồng lao động được giao kết lúc đầu.
- Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số điều, khoản của hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung điều, khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.
- Phụ lục quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động: Không quy định thời gian báo trước.
- Phụ lục sửa đổi, bổ sung một số nội dung của hợp đồng lao động: Bên yêu cầu sửa đổi phải báo trước 03 ngày về các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho bên còn lại biết để thống nhất thỏa thuận (Điều 33 Bộ luật Lao động 2019).
Căn cứ khoản 1 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 quy định phụ lục hợp đồng lao động là bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó tại Điều 23 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hiệu lực của hợp đồng lao động như sau:
Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Như vậy, phụ lục hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
Cụ thể tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Lao động 2019 thì phụ lục hợp đồng lao động không được sửa đổi thời hạn của hợp đồng lao động.
Theo đó, tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì trường hợp người sử dụng lao động sửa đổi thời hạn của hợp đồng bằng phụ lục hợp đồng lao động sẽ bị phạt tiền theo một trong các mức sau đây:
- Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
- Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
- Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
- Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
- Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: mức phạt quy định trên là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).