Giám định tư pháp xây dựng là gì?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
29/06/2023 17:30 PM

Xin hỏi về giám định tư pháp xây dựng, nội dung giám định tư pháp xây dựng và văn phòng giám định tư pháp xây dựng? - Ánh Hậu (Trà Vinh)

Giám định tư pháp xây dựng là gì?

Giám định tư pháp xây dựng là gì? (Hình từ internet)

Về vấn đề này THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Giám định tư pháp xây dựng là gì?

Theo Điều 2 Thông tư 17/2021/TT-BXD quy định về khái niệm giám định tư pháp xây dựng như sau:

- Giám định tư pháp xây dựng là hoạt động giám định theo quy định của Luật Giám định tư pháp trong lĩnh vực xây dựng.

- Cá nhân giám định tư pháp xây dựng bao gồm: giám định viên tư pháp xây dựng, người giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc.

- Tổ chức giám định tư pháp xây dựng bao gồm: tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc, văn phòng giám định tư pháp xây dựng.

- Đơn vị đầu mối quản lý chung công tác giám định tư pháp xây dựng (gọi tắt là đơn vị đầu mối) là đơn vị được phân công giúp Bộ trưởng Bộ Xây dựng hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về hoạt động giám định tư pháp xây dựng theo quy định.

Nội dung giám định tư pháp xây dựng

Theo Điều 3 Thông tư 17/2021/TT-BXD quy định về nội dung giám định tư pháp xây dựng như sau:

- Giám định tư pháp về sự tuân thủ các quy định của pháp luật quy hoạch xây dựng, hoạt động đầu tư xây dựng, nhà ở và kinh doanh bất động sản, bao gồm:

+ Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về quy hoạch xây dựng và hoạt động đầu tư xây dựng, trong các giai đoạn: lập và quản lý quy hoạch; lập dự án đầu tư xây dựng, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng công trình, nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, khai thác và bảo trì công trình xây dựng;

+ Sự tuân thủ các quy định của pháp luật về nhà ở và kinh doanh bất động sản, bao gồm: sở hữu, mua bán, giao dịch, cho thuê, quản lý nhà ở và bất động sản.

- Giám định tư pháp về chất lượng xây dựng, bao gồm: giám định chất lượng khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, vật liệu xây dựng, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, bộ phận công trình, công trình xây dựng; giám định nguyên nhân sự cố công trình xây dựng, nguyên nhân hư hỏng công trình xây dựng.

- Giám định tư pháp về chi phí xây dựng công trình, bao gồm: giám định về tổng mức đầu tư, dự toán xây dựng công trình, giá gói thầu xây dựng; thanh toán và quyết toán hợp đồng xây dựng, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư xây dựng và các vấn đề khác có liên quan; giám định tư pháp về giá trị nhà ở và bất động sản.

Điều kiện năng lực của văn phòng giám định tư pháp xây dựng

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Nghị định 35/2023/NĐ-CP sửa đổi bổ sung Điều 4 Nghị định 62/2016/NĐ-CP về điều kiện năng lực của văn phòng giám định tư pháp xây dựng như sau:

- Được thành lập và cấp giấy đăng ký hoạt động theo quy định tại các Điều 14, Điều 15, Điều 16, Điều 17 Luật Giám định tư pháp 2020 và các quy định của pháp luật có liên quan.

- Đáp ứng các yêu cầu về điều kiện tương ứng của tổ chức giám định tư pháp xây dựng theo vụ việc quy định tại Điều 3 Nghị định 62/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định 35/2023/NĐ-CP và phù hợp với nội dung đăng ký giám định tư pháp xây dựng. Cá nhân chủ trì giám định phải đáp ứng tiêu chuẩn tương ứng nội dung quy định tại Điều 2 Nghị định 62/2016/NĐ-CP.

Nguyễn Phạm Nhựt Tân

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 4,599

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]