Theo
đó, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong các
trường hợp:
1-
Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay các hành vi: Gây rối trật tự công cộng; gây
thương tích cho người khác.
2-
Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng
hóa qua biên giới trong các trường hợp sau mà người vi phạm có dấu hiệu bỏ
trốn, tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm, gây cản trở việc xử lý vi phạm:
-
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa cấm xuất khẩu, nhập khẩu hoặc tạm ngừng xuất khẩu,
nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
-
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có
điều kiện mà không có giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan
nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa.
-
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục
hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng
hóa khi làm thủ tục hải quan.
-
Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định
của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp
pháp theo quy định của pháp luật.
-
Nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng
không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng
là tem giả, tem đã qua sử dụng.
-
Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại
trái quy định của pháp luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
-
Vận chuyển hàng hóa qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc
ngược lại trái quy định của pháp luật.
-
Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
3-
Khi cần ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5 Điều
20 Luật phòng, chống bạo lực gia đình và Khoản 1 Điều 12 Nghị định số
08/2009/NĐ-CP ngày 04/2/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật phòng, chống bạo lực gia đình.
Nghị định có hiệu lực từ 1/5/2016.
Hoàng
Diên
Theo
Báo Chính phủ