Theo đó, khi tham gia giao thông nếu vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt như vượt đèn đỏ (hiện hành theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì mức phạt đối với hành vi vượt đèn vàng thấp hơn vượt đèn đỏ), cụ thể như sau:
(i) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vượt đèn vàng từ 1.200.000 - 2.000.000 đồng (Căn cứ Điểm a, Khoản 5, Điều 5 của Nghị định 46).
(ii) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vượt đèn vàng từ 300.000 - 400.000 đồng (Căn cứ Điểm c, Khoản 4, Điều 6 của Nghị định 46).
(iii) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vượt đèn vàng từ 400.000 - 600.000 đồng (Căn cứ Điểm g, Khoản 4, Điều 7 của Nghị định 46).
(iv) Xử phạt vi phạm giao thông đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, người điều khiển xe thô sơ khác vượt đèn vàng từ 60.000 - 80.000 đồng (Căn cứ Điểm h, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định 46).
Điều 10. Hệ thống báo hiệu đường bộ - Luật giao thông đường bộ 2008 ... 3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau: ... c) Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường. |
Hiện nay, hành vi vượt đèn vàng sẽ bị xử phạt theo Điểm l, Khoản 3, Điều 5; Điểm o, Khoản 3, Điều 6; Điểm i, Khoản 3, Điều 7; Điểm c, Khoản 1, Điều 8 Nghị định 171. |
Nghị định 46 thay thế Nghị định 171 và Nghị định 107.
Thanh Hữu