Bộ trưởng Thăng nói tại buổi làm việc giữa Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Bộ ngành và Hà Nội bàn về những biện pháp giải quyết vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông.
Bộ trưởng Thăng so sánh: “Nếu vỉa hè được thông thoáng, lòng đường trả lại cho người tham gia giao thông, thì việc hy sinh lợi ích của thiểu số người có ô tô cũng chả đáng là bao so với việc 7 triệu người dân Hà Nội được đi lại thông thoáng”.
Về đề xuất thu phí lưu hành phương tiện cá nhân, và phí vào trung tâm Thành phố giờ cao điểm, Bộ trưởng Thăng khẳng định, điều này đã được thể hiện trong Nghị quyết Quốc hội, được Quốc hội thông qua về chủ trương. Mức phí sử dụng đường bộ hiện nay của ta hiện mới chỉ bằng 1/10 của Trung Quốc.
Theo Bộ trưởng Thăng, Hà Nội cần xây dựng gấp thêm những điểm đỗ xe |
Ngoài ra, Bộ trưởng Thăng cũng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cần kiểm tra một số trường Đại học chưa chấp hành chủ trương đổi giờ, mở cuộc vận động tất cả học sinh trung học không đi xe máy…
Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ, kiêm Chủ tịch Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia yêu cầu, Hà Nội phải tập trung khắc phục yếu kém về hạ tầng, trong đó có việc đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các dự án liên quan đến giao thông; Làm tốt hơn nữa trong việc xử lý vi phạm lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường; Đẩy nhanh tiến độ di dời trường học, bệnh viện ra ngoại thành…
“Hà Nội phải xây dựng nhiều điểm đỗ xe hơn nữa phục vụ người dân. Bên cạnh đó phải sắp xếp lại các điểm trông giữ phương tiện đảm bảo mỹ quan đô thị, nhất là khu vực trung tâm. Không để lấn chiếm hè phố lòng đường kinh doanh trái phép”, Phó Thủ tướng Nguyễn xuân Phúc nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng cũng đánh giá, việc đổi giờ học, giờ làm đã đạt được kết quả nhất định. Giờ cao điểm buổi sáng ùn tắc giao thông giảm rất nhiều. Buổi chiều, cũng đã giảm nhưng còn xảy ra ùn tắc cục bộ.
Phó Thủ tướng chỉ đạo Hà Nội tiếp tục thực hiện quyết liệt hơn nữa các biện pháp giảm ùn tắc và tai nạn giao thông như việc khắc phục tình trạng không đồng bộ kết cấu hạ tầng; phương tiện giao thông công cộng chưa đảm bảo; xử lý nghiêm tình trạng đua xe trái phép; duy trì và tiếp tục phân làn các phương tiện trên các tuyến phố có lưu lượng giao thông cao…
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an Thành phố Hà Nội cho rằng, sau khi Hà Nội công bố 262 tuyến phố không được phép trông giữ xe, qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện vẫn còn 1/3 trong số này chưa giải quyết xong các điểm trông giữ phương tiện.
Về việc điều chỉnh giờ học, Trung tướng Nhanh cho hay, bước đầu đã hiệu quả, nhưng có lúc, có nơi, có nút giao thông chưa hiệu quả lắm. Để có đánh giá vấn đề này, cần chờ thêm thời gian nữa, sau đó phải xem xét điều chỉnh cho thật phù hợp…
Trung tướng Nguyễn Đức Nhanh cũng đề nghị, Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải cần bổ sung thêm chế tài xử phạt theo hướng tăng
Sẽ tổ chức đếm xe xem có giảm ùn tắc Khẳng định mỗi giải pháp chỉ là một vị thuốc trong thang thuốc, Giám đốc Sở GTVT Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho rằng nếu làm đồng bộ, kiên trì các giải pháp thì chắc chắn sẽ có tác dụng. Ông Hùng cũng cho biết, về triển khia điều chỉnh giờ học tập, làm việc, trong thời gian tới, Sở GTVT sẽ phối hợp với Viện chiến lược GTVT tổ chức đếm xe tại các nút để so sánh với thời gian trước khi đổi giờ, từ đó quyết định tuyến nào điều chỉnh tiếp, tuyến nào đạt được rồi. “Qua cảm quan đánh giá của các lực lượng, xe buýt sau khi giãn khung giờ cao điểm sáng, chiều thêm 1 tiếng, lượng xe buýt đã tăng tần suất được từ 700 – 800 lượt tuyến/ngày, doanh số vé lượt tăng 2,2%. Tháng sau Tết, hàng năm thường giảm (do học sinh chưa lên) thì nay lại tăng. Không còn hiện tượng bỏ lượt, bỏ chuyến vì tắc đường” – ông Hùng lạc quan. |
Gia Văn