Công văn 3530/BGDĐT-TTr |
Thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra (Ảnh minh hoạ).
Theo đó, hướng dẫn xây dựng kế hoạch thanh tra năm học 2020-2021 như sau:
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm học 2020 - 2021 cần có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào việc thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu của ngành giáo dục theo Chỉ thị 666/CT-BGDĐT. Số lượng các cuộc thanh tra phù hợp tình hình thực tế và công tác quản lý nhà nước về giáo dục của địa phương, tập trung thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị, cụ thể:
+ Đối với giáo dục mầm non: công tác phòng chống bạo hành trẻ, công tác quản lý nhóm trẻ tư thục;
+ Đối với giáo dục phổ thông: Việc thực hiện nhiệm vụ đầu năm học, công tác tuyển sinh; việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới; việc quản lý điểm, đánh giá xếp loại học sinh;
+ Đối với các nội dung thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương, cơ sở giáo dục: việc quản lý dạy thêm, học thêm; quản lý thu chi trong nhà trường; việc thực hiện các quy định về công khai trong nhà trường; việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy, học và quản lý giáo dục; việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ, tin học; việc cấp, phát quản lý văn bằng, chứng chỉ...và một số vấn đề nóng, bức xúc khác liên quan đến giáo dục xã hội quan tâm.
- Kế hoạch thanh tra, cần phân biệt rõ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành theo quy định tại Nghị định 42/2013/NĐ-CP, nêu cụ thể nội dung thanh tra, đối tượng thanh tra, thời gian thanh tra, đơn vị phối hợp.
- Có phương án phân bổ thời gian để thực hiện thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết.
- Thực hiện xây dựng, phê duyệt, điều chỉnh kế hoạch thanh tra, xử lý chồng chéo kế hoạch thanh tra theo quy định tại Thông tư 01/2014/TT-TTCP ngày 23/4/2014 của Thanh tra Chính phủ Quy định việc xây dựng, phê duyệt định hướng chương trình thanh tra, kế hoạch thanh tra;
Không thực hiện thanh tra quá 01 lần trong một năm học đối với một đơn vị (trừ các cuộc thanh tra đột xuất hoặc cấp trên giao).
Công văn 3530/BGDĐT-TTr ban hành ngày 11/9/2020.
Thùy Liên