Theo đó, chỉ số về mức độ bảo đảm ATTT của mỗi cơ quan được tổng hợp từ 5 chỉ số thành phần như sau:
(1) Chỉ số ATTT cơ bản dựa trên kết quả đánh giá từ Phiếu báo cáo cung cấp thông tin, số liệu của các cơ quan: 50 điểm.
(2) Chỉ số ATTT của website/ Cổng TTĐT: 20 điểm.
(3) Chỉ số lây nhiễm mã độc: 10 điểm.
(4) Chỉ số lộ lọt thông tin: 10 điểm.
(5) Chỉ số kết nối chia sẻ thông tin (Giám sát, Mã độc): 10 điểm.
Dựa trên kết quả đánh giá, chỉ số mức độ bảo đảm ATTT của các bộ, ngành, địa phương được phân loại thành 5 mức độ là:
- Xếp loại A (chỉ số ATTT ≥ 80 điểm): Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức tốt.
- Xếp loại B (65 điểm ≤ chỉ số ATTT < 80 điểm): Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức khá.
- Xếp loại C (50 điểm ≤ chỉ số ATTT < 65 điểm): Đã quan tâm triển khai ATTT ở mức trung bình.
- Xếp loại D (30 điểm ≤ chỉ số ATTT < 50 điểm): Mới bắt đầu quan tâm triển khai ATTT.
- Xếp loại E (chỉ số ATTT < 30 điểm): Chưa quan tâm triển khai ATTT.
Theo đánh giá, 4% các bộ, ngành, địa phương đã được xếp hạng A, là quan tâm triển khai ATTT ở mức khá, 52% đã được xếp hạng B, tức là quan tâm triển khai ATTT ở mức khá. 36% cơ quan được đánh giá triển khai ATTT ở mức trung bình và 8% cơ quan dừng ở mức D, tức là mới bắt đầu quan tâm đến ATTT.
Cụ thể, đối với khối các cơ quan bộ, ngành:
- 01 đơn vị được đánh giá ở xếp loại A: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- 14 đơn vị được đánh giá ở xếp loại B: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tài Chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Y tế, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam,Văn phòng Chính phủ.
- 08 đơn vị được đánh giá ở xếp loại C: Bộ Công Thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Đài truyền hình Việt Nam, Thanh Tra Chính phủ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
- 03 đơn vị được đánh giá ở xếp loại D: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Ủy ban Dân tộc,Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Đối với các tỉnh, thành:
- 03 đơn vị được đánh giá ở xếp loại A: Đà Nẵng, Cần Thơ, Vĩnh Phúc.
- 32 đơn vị được đánh giá ở xếp loại B: Bà Rịa - Vũng Tàu, Bắc Giang, Bắc Ninh, Bến Tre, Bình Định, Bình Phước, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Hải Dương, Hải Phòng, Hồ Chí Minh, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiên Giang, Lâm Đồng, Lào Cai, Nghệ An, Ninh Thuận, Phú Thọ, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sơn La, Tây Ninh, Thái Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Trà Vinh, Tuyên Quang.
- 24 đơn vị được đánh giá ở xếp loại C: An Giang, Bắc Kạn, Bạc Liêu, Bình Dương, Cao Bằng, Đắk Nông, Điện Biên, Đồng Tháp, Hà Giang, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lạng Sơn, Long An, Nam Định, Ninh Bình, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Yên Bái.
- 04 đơn vị được đánh giá ở xếp loại D: Cà Mau, Hậu Giang, Lai Châu, Tiền Giang.
Trên cơ sở kết quả đánh giá xếp hạng, Cục ATTT đã đưa ra nhận định về tình hình triển khai ATTT ở các cơ quan, tổ chức nhà nước. Cụ thể:
- Hầu hết các cơ quan đánh giá đều đã có sự quan tâm đến việc bảo đảm ATTT tại cơ quan, đơn vị và có xếp hạng cao hơn so với năm 2018, trong đó đã có các đơn vị quan tâm mức Tốt.
- Kết quả đạt được là do các cơ quan bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai, thực hiện căn cứ theo các chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 14/CT-TTg ngày 07/6/2019, đồng thời có hướng dẫn, định hướng của Bộ Thông tin và Truyền thông, các đơn vị quản lý nhà nước thuộc Bộ.