- Trước đây, khoản 1 Điều 66 Nghị định 78/2015/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
+ Cá nhân hoặc một nhóm người Việt Nam đủ 18 tuồi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thành lập.
+ Một hộ gia đình thành lập.
- Hiện nay, khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hộ kinh doanh do các đối tượng sau thành lập:
+ Một cá nhân thành lập.
+ Các thành viên hộ gia đình thành lập.
Như vậy, theo quy định mới thì “nhóm cá nhân người Việt Nam” không còn được thành lập hộ kinh doanh.
Ngoài ra, cũng tại Điều 79 Nghị định 01 đã bổ sung thêm đối tượng không cần phải đăng ký doanh doanh là: Những người kinh doanh thời vụ.
Từ ngày 04/01/2021, hộ kinh doanh có thể kinh doanh tại nhiều địa điểm. Cụ thể, khoản 2 Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định:
“Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.”
Như vậy, so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP ấn định hộ kinh doanh chỉ có duy nhất một địa điểm kinh doanh trừ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động được phép kinh doanh ngoài địa điểm đăng ký thì quy định mới đã giúp việc mở rộng kinh doanh đối với hộ kinh doanh dễ dàng hơn.
Theo đó, khoản 1 Điều 90 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định thời gian đăng ký thay đổi nội dung trên GCN đăng ký kinh doanh là 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.
(Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP không quy định về vấn đề này).
Ngoài ra, liên quan đến việc thay đổi địa chỉ hộ kinh doanh thì:
- Trước đây, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp GCN đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp đăng ký thay đổi địa chỉ cho hộ kinh doanh, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt địa chỉ mới phải thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh nơi trước đây hộ kinh doanh đã đăng ký.
- Hiện tại, Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã rút ngắn thời hạn chỉ còn 03 ngày làm việc.
Theo Điều 76 Nghị định 78/2015/NĐ-CP, hộ kinh doanh chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá 1 năm và gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đã đăng ký ít nhất 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh.
Hiện tại, Nghị định 01/2021/NĐ-CP không còn quy định về giới hạn thời gian tạm ngừng kinh doanh nhưng phải gửi thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện đã đăng ký ít nhất 03 ngày truớc khi tạm ngừng kinh doanh.
Trước đây, không quy định về việc ủy quyền đăng ký hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, khoản 4 Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định: “Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này”.
Điều 93 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về những trường hợp thu hồi GCN đăng ký hộ kinh doanh như sau:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh là giả mạo.
- Ngừng hoạt động kinh doanh quá 06 tháng liên tục mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đăng ký và Cơ quan thuế (bổ sung thêm cơ quan thông báo là Cơ quan thuế so với Nghị định 78/2015/NĐ-CP).
- Kinh doanh ngành, nghề bị cấm.
- Hộ kinh doanh do những người không được quyền thành lập hộ kinh doanh thành lập.
- Hộ kinh doanh không gửi báo cáo theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản (trước đây chỉ quy định trường hợp không gửi báo cáo khi được cơ quan cấp huyện yêu cầu).
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật (bổ sung mới).
Trước đây, Nghị định 78/2015/NĐ-CP không quy định về vấn đề này.
Hiện nay, theo khoản 3 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, hộ kinh doanh vẫn phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ và nghĩa vụ tài sản phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
Trung Tài