Khu trồng nguyên liệu của Công ty Mekorpha - Bộ Y tế. |
Các dự án này gồm nghiên cứu, sản xuất, tổng hợp các hoạt chất làm thuốc điều trị ung thư, chống sốt rét, thuốc giảm đau, chống viêm, các nguyên liệu thuốc kháng sinh, đặc trị, thiết yếu khác. Các nguyên liệu sản xuất chủ yếu từ các loại cây, hợp chất thiên nhiên trong nước
Tổng kinh phí ước tính của các dự án, đề tài khoảng hơn 30 tỷ đồng.
Kể từ năm 2008, chương trình hoá dược – một trong những chương trình trọng điểm quốc gia - được triển khai ngày càng mạnh mẽ, tăng cả về số đề tài, quy mô dự án và chủng loại sản phẩm. Đến nay, chương trình đã đạt một số kết quả có ý nghĩa quan trọng.
Tuy nhiên, so với mục tiêu nghiên cứu những công nghệ, sử dụng hoạt chất thiên nhiên để sản xuất nguyên liệu hóa dược, bào chế thuốc chữa bệnh, xây dựng và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho lĩnh vực hóa dược, việc triển khai chương trình vẫn còn chậm.
Quy mô ngành công nghiệp hóa dược ở Việt Nam còn nhỏ bé, chủng loại sản phẩm chưa nhiều, giá trị sử dụng thấp, công nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu. Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất thuốc phụ thuộc 60% từ nhập khẩu.
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào với các sản phẩm từ hóa dầu, thực vật, động vật, sinh vật biển... nhưng việc nghiên cứu khai thác và sử dụng chưa nhiều. Hiện trong nước mới chỉ sản xuất được những hoá dược thông thường, công nghệ đơn giản, phần lớn là hoá chất vô cơ và hoá dược chiết từ dược liệu.
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cần tiếp tục đẩy mạnh những biện pháp từ nghiên cứu, hợp tác, đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để triển khai chương trình hoá dược. Cần sớm triển khai thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng các đề tài đã được nghiệm thu đạt kết quả tốt.
Nguyên Linh
Khu trồng nguyên liệu của Công ty Mekorpha - Bộ Y tế. |
Tổng kinh phí ước tính của các dự án, đề tài khoảng hơn 30 tỷ đồng.
Kể từ năm 2008, chương trình hoá dược – một trong những chương trình trọng điểm quốc gia - được triển khai ngày càng mạnh mẽ, tăng cả về số đề tài, quy mô dự án và chủng loại sản phẩm. Đến nay, chương trình đã đạt một số kết quả có ý nghĩa quan trọng.
Tuy nhiên, so với mục tiêu nghiên cứu những công nghệ, sử dụng hoạt chất thiên nhiên để sản xuất nguyên liệu hóa dược, bào chế thuốc chữa bệnh, xây dựng và tăng cường tiềm lực về cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn nhân lực cho lĩnh vực hóa dược, việc triển khai chương trình vẫn còn chậm.
Quy mô ngành công nghiệp hóa dược ở Việt Nam còn nhỏ bé, chủng loại sản phẩm chưa nhiều, giá trị sử dụng thấp, công nghệ, kỹ thuật còn lạc hậu. Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất thuốc phụ thuộc 60% từ nhập khẩu.
Trong khi đó, nguồn nguyên liệu trong nước dồi dào với các sản phẩm từ hóa dầu, thực vật, động vật, sinh vật biển... nhưng việc nghiên cứu khai thác và sử dụng chưa nhiều. Hiện trong nước mới chỉ sản xuất được những hoá dược thông thường, công nghệ đơn giản, phần lớn là hoá chất vô cơ và hoá dược chiết từ dược liệu.
Theo Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ Y tế, Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp được giao nhiệm vụ cần tiếp tục đẩy mạnh những biện pháp từ nghiên cứu, hợp tác, đầu tư sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để triển khai chương trình hoá dược. Cần sớm triển khai thử nghiệm lâm sàng và ứng dụng các đề tài đã được nghiệm thu đạt kết quả tốt.
Nguyên Linh