VKSND tối cao: Tăng cường giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong TTHS

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/12/2021 15:15 PM

Đây là nội dung tại Chỉ thị 08/CT-VKSTC ngày 26/11/2021 về tăng cường trách nhiệm công tác quản lý, giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND).

VKSND tối cao: Tăng cường giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong TTHS

VKSND tối cao: Tăng cường giải quyết yêu cầu bồi thường Nhà nước trong TTHS (Ảnh minh họa)

Theo đó, yêu cầu Viện trưởng VKSND các cấp tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, chính xác quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành của VKSND tối cao, gồm: 

(1) Hướng dẫn 304 ngày 29/6/2018 về Quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của VKSND; 

(2) Hướng dẫn 34 ngày 25/10/2019 về công tác quản lý việc giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát; 

(3) Hướng dẫn 35 ngày 07/12/2020 về việc áp dụng pháp luật về bồi thường thiệt hại của Nhà nước đối với một số vấn đề cụ thể; 

(4) Hướng dẫn 30 ngày 09/8/2021 về xác định trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ gây thiệt hại.

Ngoài ra, Thủ trưởng đơn vị, Viện trưởng VKSND các cấp phải chủ động trao đổi kinh nghiệm với các đơn vị, địa phương đã có các vụ việc bồi thường xảy ra; tranh thủ sự hướng dẫn về mặt nghiệp vụ của Vụ 7 VKSND tối cao và đề cao trách nhiệm của Lãnh đạo đơn vị trong công tác này.

Bên cạnh đó, yêu cầu VKSND các cấp thực hiện một số nhiệm vụ sau đây: 

- Thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo Hướng dẫn số 34 ngày 25/10/2019 của VKSND tối cao; 

+ VKSND cấp tỉnh tổng hợp số liệu của hai cấp (tỉnh và huyện) định kỳ hàng tháng, 06 tháng, 12 tháng và thời điểm xây dựng báo cáo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các kỳ họp của Quốc hội; 

+ VKSND cấp cao và các đơn vị thuộc VKSND tối cao xây dựng báo cáo các vụ việc yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của đơn vị mình gửi về Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử hình sự (Vụ 7) VKSND tối cao để tổng hợp, quản lý trong toàn Ngành.

VKSND các cấp khi báo cáo, thỉnh thị vướng mắc, phải báo cáo đầy đủ, nghiêm túc và thực hiện đúng Quyết định 599/QĐ-VKSTC của Viện trưởng VKSND tối cao quy định về công tác hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về pháp luật, nghiệp vụ; báo cáo thỉnh thị, trả lời thỉnh thị trong ngành Kiểm sát nhân dân; đề xuất biện pháp và giải pháp giải quyết các vướng mắc, nêu rõ quan điểm giải quyết đối với vụ việc bồi thường.

- Chủ động phối hợp với Cơ quan điều tra, TAND và các cơ quan liên quan tại địa phương trong quá trình thụ lý, giải quyết bồi thường nhà nước trong tố tụng hình sự, thống nhất cách xác định căn cứ, yêu cầu giải quyết bồi thường; 

- Cơ quan có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường và trách nhiệm hoàn trả, báo cáo kịp thời về VKSND tối cao các trường hợp tranh chấp về thẩm quyền giải quyết.

- Đẩy nhanh tiến độ giải quyết đơn yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của mình; tập trung giải quyết dứt điểm đối với các trường hợp tồn đọng, kéo dài;

- Chủ động phối hợp các cơ quan có liên quan và xin thỉnh thị cấp có thẩm quyền trong quá trình giải quyết nếu có vướng mắc; 

- Có giải pháp tích cực trong quá trình thương lượng đối với người bị thiệt hại; xem xét, thực hiện việc hoàn trả đối với người thi hành công vụ gây thiệt hại theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.

Xem chi tiết nội dung tại Chỉ thị 08/CT-VKSTC ngày 26/11/2021. 

Như Mai

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,441

Bài viết về

lĩnh vực Thủ tục tố tụng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]