Xử lý nghiêm hành vi găm hàng nhằm trục lợi trong kinh doanh xăng dầu (Ảnh minh họa)
Theo đó, Bộ Công thương cần chủ động bám sát tình hình thực tiễn, sát sao hơn trong chỉ đạo điều hành để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh,...tập trung các nhiệm vụ:
+ Thanh tra, kiểm tra các đơn vị liên quan đến cung ứng, phân phối xăng dầu, cửa hàng kinh doanh xăng dầu đóng cửa,... xử lý nghiêm hành vi găm hàng nhằm trục lợi và các vi phạm khác trong hoạt động kinh doanh xăng dầu.
+ Bộ Công thương, các Bộ, các cơ quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
+ Chỉ đạo các đơn vị liên quan đến xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh xăng dầu chi tiết, sát với thực tiễn;
Cân đối nguồn xăng dầu nhập khẩu và sản xuất trong nước để đảm bảo chủ động, kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả.
Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng còn đưa ra các kết luận:
- Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, đặc biệt quan trọng, nhạy cảm dễ ảnh hưởng đến tâm lý người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế.
Do đó phải được quản lý, điều tiết khoa học. Chính phủ đã ban hành nhiều công cụ quản lý và giao Bộ Công thương chủ động điều hành thị trường xăng dầu, đảm bảo đáp ứng đủ nhu cầu cho sản xuất tiêu dùng.
Việc để một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu đóng cửa, không bán,... ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh thuộc trách nhiệm của Bộ Công Thương.
- Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Công thương và các cơ quan liên quan rà soát quy định về thuế, phí, tính toán lại mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức trong công thức tính giá cơ sở xăng dầu cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đảm bảo tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng, doanh nghiệp sử dụng xăng dầu.
Thông báo 36/TB-VPCP được ban hành ngày 10/02/2022.
Nhật Anh