Chấm dứt việc sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
30/07/2022 10:12 AM

Đây là nội dung tại Quyết định 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản giai đoạn 2021-2030.

Chấm dứt việc sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản (Hình từ Internet)

Cụ thể, chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thuỷ sản gây ô nhiễm môi trường nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học;

Nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thuỷ sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; 

Ngoài ra, tại Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thuỷ sản giai đoạn 2021-2030 còn xác định mục tiêu đến năm 2030 như sau:

- Nguồn vốn tự nhiên thuỷ sản phục vụ phát triển kinh tế - xã hội từng bước được nghiên cứu, kiểm kê, đánh giá; xây dựng, áp dụng dịch vụ hệ sinh thái  tự nhiên và đầu tư phát triển nguồn vốn tự nhiên thuỷ sản;

- Xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thuỷ sản; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thuỷ sản;

- Mạng lưới, hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thuỷ sản (quan trắc đất, nước, trầm tích) được triển khai hiệu quả; cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thuỷ sản được xây dựng và tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, quốc gia;

- Hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản; bảo vệ môi trường sống các loài thuỷ sinh, phục hồi hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi thuỷ sản (rừng ngập mặn, thảm cỏ biển, rạn san hô..) được triển khai hiệu quả, góp phần, ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học;

Xây dựng và ban hành được ít nhất 02 kế hoạch hành động bảo tồn, bảo vệ và tái tạo một số loài thuỷ sản ưu tiên bảo vệ;

- 100% cán bộ, công chức, viên chức ngành thuỷ sản; 80% doanh nghiệp thuỷ sản; từ 30% - 50% ngư dân, hộ nuôi trồng thuỷ sản được tập huấn/phổ biến pháp luật, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thuỷ sản;

- Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đầy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; duy trì mức tăng hàng năm 8% diện tích nuôi trồng thuỷ sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thuỷ sản tốt và bền vững;

- Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thuỷ sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

Xem thêm tại Quyết định 911/QĐ-TTg có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

>>> Xem thêm: Khung giá đất nuôi trồng thủy sản là bao nhiêu? Cần đáp ứng các điều kiện gì để có thể được nuôi trồng thủy sản?

Ứng dụng công nghệ thông tin, AI, truy xuất nguồn gốc trong theo dõi, kiểm tra giám sát quy trình sản xuất, kinh doanh, xử lý môi trường thủy sản?

Nuôi tôm hùm, cá bớp... bằng hệ thống lồng bè ven biển phải đáp ứng yêu cầu kĩ thuật như thế nào? Cần làm những thủ tục gì?

Quốc Đạt

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 3,941

Bài viết về

lĩnh vực Nông - Lâm - Ngư nghiệp

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]