Từ 15/02/2023: Bổ sung nhiều quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện ảnh
Ngày 30/12/2022, Chính phủ ban hành Chính phủ ban hành tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 38/2021/NĐ-CP và Nghị định 129/2021/NĐ-CP quy định XPVPHC trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo.
Theo đó, bổ sung nhiều quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực điện ảnh như sau:
Theo đó, nếu có hành vi không cam kết bằng văn bản về nội dung phim không vi phạm quy định về phát hành phim đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định trong trường hợp nhập khẩu phim theo Điều 9 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP) thì:
Bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc gửi văn bản cam kết không vi phạm quy định tại Điều 9 Luật Điện ảnh đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm.
Tại khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 có hiệu lực từ 01/01/2023 quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh bao gồm: - Vi phạm Hiến pháp, pháp luật; kích động chống đối hoặc phá hoại việc thi hành Hiến pháp, pháp luật; - Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc; gây tổn hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc, giá trị văn hóa Việt Nam; xúc phạm Quốc kỳ, Đảng kỳ, Quốc huy, Quốc ca; - Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù, kỳ thị giữa các dân tộc và nhân dân các nước; truyền bá tư tưởng phản động, tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội; - Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, xâm phạm chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân; - Truyền bá, ủng hộ chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa cực đoan; - Kích động, xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo; tuyên truyền, cổ súy cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo bất hợp pháp; - Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật; - Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa; - Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân; - Vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em, người chưa thành niên; - Vi phạm nguyên tắc bình đẳng giới, định kiến giới, phân biệt đối xử về giới. |
Tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP bổ sung quy định xử phạt vi phạm quy định về nội dung bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động điện ảnh có một trong các nội dung sau đây, trừ hành vi sản xuất phim tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy phép cung cấp dịch vụ quay phim sử dụng bối cảnh tại Việt Nam bị thu hồi theo quy định tại điểm a khoản 6 Điều 13 Luật Điện ảnh 2022:
+ Xuyên tạc lịch sử dân tộc, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; thể hiện không đúng, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
+ Tiết lộ bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về an ninh mạng;
+ Kích động bạo lực, hành vi tội ác bằng việc thể hiện chi tiết cách thức thực hiện, hình ảnh, âm thanh, lời thoại, cảnh đánh đập, tra tấn, giết người dã man, tàn bạo và những hành vi khác xúc phạm đến nhân phẩm con người, trừ trường hợp thể hiện các nội dung đó để phê phán, tố cáo, lên án tội ác, đề cao chính nghĩa, tôn vinh giá trị truyền thống, văn hóa;
+ Gây tổn hại đến các giá trị văn hóa, lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam; truyền bá tệ nạn xã hội; phá hoại văn hóa, đạo đức xã hội;
+ Thể hiện chi tiết hình ảnh, âm thanh, lời thoại dâm ô, trụy lạc, loạn luân;
+ Kích động, chống đối việc thi hành Hiến pháp, pháp luật.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
Đình chỉ các hoạt động sản xuất phim tại Việt Nam; phát hành phim; phổ biến phim; quảng bá, xúc tiến phát triển điện ảnh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc cải chính thông tin sai sự thật đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Buộc xin lỗi cá nhân bằng văn bản đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Buộc tiêu hủy phim hoặc buộc xóa bỏ phim hoặc buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng hoặc buộc loại bỏ nội dung vi phạm trong phim và những vật phẩm liên quan đến phim có nội dung quy định tại các điểm c, d, đ và e khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Hành vi bị nghiêm cấm trong điện ảnh theo khoản 2 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 quy định gồm những hành vi sau: - Phát hành, phổ biến phim trong rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có Giấy phép phân loại phim của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về điện ảnh (sau đây gọi là Giấy phép phân loại phim) hoặc Quyết định phát sóng của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình (sau đây gọi là Quyết định phát sóng); - Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại phim theo quy định của Luật Điện ảnh 2022; - Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đối với phim đã được cấp Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng; - Sản xuất, phát hành, phổ biến phim, lưu chiểu, lưu trữ phim không tuân thủ quy định của Luật Điện ảnh 2022, Luật Sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan; - Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi Giấy phép phân loại phim hoặc Quyết định phát sóng; - Sao chép phim khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu phim, trừ trường hợp Luật Sở hữu trí tuệ có quy định khác; - Không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng; - Thẩm định, cấp Giấy phép phân loại phim trái quy định của pháp luật. |
Việc xử phạt vi phạm quy định về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động điện ảnh được bổ sung tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP như sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện phổ biến phim tại địa điểm chiếu phim công cộng.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
+ Phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim, trên hệ thống truyền hình và địa điểm chiếu phim công cộng mà không có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng;
+ Phổ biến phim trên không gian mạng mà không phân loại, hiển thị kết quả phân loại theo quy định;
+ Thay đổi, làm sai lệch nội dung phim và kết quả phân loại phim đã được cấp giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng;
+ Phát hành, phổ biến phim đã có quyết định thu hồi giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc gỡ bỏ phim trên hệ thống truyền hình đối với hành vi phát hành, phổ biến phim trên hệ thống truyền hình mà không có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Buộc tiêu hủy phim hoặc xóa bỏ phim đối với phim có nội dung quy định tại các điểm a, b và i khoản 1 Điều 9 Luật Điện ảnh 2022 đối với hành vi phát hành, phổ biến phim trên hệ thống rạp chiếu phim; địa điểm chiếu phim công cộng mà không có giấy phép phân loại phim hoặc quyết định phát sóng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Buộc gỡ bỏ phim trên không gian mạng đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 2 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Cụ thể, việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Việc thi hành các hình thức xử phạt vi phạm hành chính, các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP được thực hiện theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Trong trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại các giấy phép, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung hoặc giả mạo thông tin trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thì thực hiện như sau:
+ Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại các giấy phép, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện các giấy phép, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan có thẩm quyền đã cấp các giấy phép, văn bản đó và gửi biên lai;
Hoặc tài liệu chứng minh đã nộp giấy phép, văn bản cho người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 2 Điều 5a Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản này phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp các giấy phép, văn bản đó.
- Trong trường hợp áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản thì thực hiện như sau:
+ Người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm thi hành biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi tổ chức, cá nhân bằng văn bản thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 85 Luật Xử lý vi phạm hành chính;
+ Tổ chức, cá nhân vi phạm có trách nhiệm gửi văn bản xin lỗi cho tổ chức, cá nhân được xin lỗi và cho người có thẩm quyền ra quyết định thi hành biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 3 Điều 5a Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Theo đó, thủ tục xử phạt đối với những hành vi đồng thời được quy định trong Bộ luật Hình sự trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo như sau:
- Khi xem xét vụ vi phạm để quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu xét thấy:
+ Hành vi vi phạm có nội dung vu khống quy định tại các điểm a, đ và e khoản 1 Điều 6 Nghị định 38/2021/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 128/2022/NĐ-CP);
+ Hành vi biểu diễn nghệ thuật, thi, liên hoan có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại điểm b khoản 5 và khoản 7 Điều 11 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
+ Hành vi tổ chức thi người đẹp, người mẫu có nội dung xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân tại khoản 6 Điều 12 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
+ Hành vi treo, trưng bày tranh, ảnh, lịch hay đồ vật khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy tại điểm a khoản 1, hành vi bán hoặc phổ biến tranh, ảnh, văn hoá phẩm khác có nội dung khiêu dâm, đồi trụy tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
hành vi triển lãm tác phẩm mỹ thuật, những sản phẩm nghệ thuật khác có nội dung kích động bạo lực, lối sống đồi trụy tại điểm a, hành vi xây dựng công trình mỹ thuật có nội dung kích động bạo lực, lối sống đồi trụy tại điểm d khoản 5 Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
+ Điểm a khoản 6 Điều 18 Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
+ Các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 31 và các hành vi khác theo quy định của pháp luật tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP;
Mà có dấu hiệu tội phạm thì người có thẩm quyền đang thụ lý vụ việc phải chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
- Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự có quyết định không khởi tố vụ án hình sự; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự; quyết định đình chỉ điều tra bị can; quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự đối với bị can;
Quyết định đình chỉ vụ án; quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố bị can thì chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62, Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
Xem thêm Nghị định 128/2022/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/02/2023.
* Lưu ý về quy định chuyển tiếp:
- Đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện ảnh xảy ra trước ngày 15/02/2023 mà sau đó mới bị phát hiện mà Nghị định 128/2022/NĐ-CP không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn thì áp dụng quy định của Nghị định 128/2022/NĐ-CP;
- Đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính đã được ban hành hoặc đã được thi hành xong trước ngày 15/02/2023 mà cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính còn khiếu nại thì áp dụng quy định của Nghị định 38/2021/NĐ-CP, Nghị định 129/2021/NĐ-CP.