Tại buổi họp báo, các câu hỏi của báo giới tập trung chủ yếu vào các vấn đề “nóng” như: Kiểm soát hàng hoá nhập khẩu tại các siêu thị, thực phẩm nhập lậu vào Việt Nam, công khai quỹ bình ổn xăng dầu, tăng giá bán than cho điện thì có tăng giá điện, kích cầu giảm hàng tồn kho
Trả lời câu hỏi về việc từ 20.4, giá bán than cho điện đã tăng 27%, khiến nhiều người e ngại giá điện sẽ có thể tăng trong thời gian tới. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường cho biết, 4 tháng đầu năm, EVN đã đáp đã ứng đủ điện cho nhu cầu phát triển KTXH và khẳng định chưa có sự điều chỉnh về giá điện trong tháng 5.2013
Cũng theo ông Cường, giá than chỉ tăng sau thời điểm 20.4.2013 chứ không tăng trước đó nên không ảnh hưởng đến giá điện trước đó. Hiện, ngành điện cũng đang trong thời gian tính toán lại những chi phí phát sinh khi giá than cho điện tăng trong thời gian tới, cũng như xem xét lại những chi phí sản xuất trong quá trình vận hành thời gian trước đó
Do vậy, giá bán than cho điện dù đã điều chỉnh tăng nhưng hiện, ngành điện vẫn chưa có kế hoạch điều chỉnh giá điện. 4 tháng đầu năm 2013 EVN đã khai thác tối đa các nguồn điện từ than, khí và cả việc mua nguồn điện từ Trung Quốc giảm tối đa việc khai thác nguồn điện từ dầu, hạn chế những chi phí có thể làm tăng giá điện.
Liên quan đến các loại thủy sản từ Trung Quốc tràn vào thị trường Việt Nam, Phó Cục trưởng Cục QLTT Đỗ Thanh Lam cho rằng, QLTT chỉ có chức năng kiểm tra, kiểm soát hàng hóa khi đã vào sâu trong nội địa. Còn việc kiểm soát khi hàng qua biên giới là trách nhiệm của nhiều ngành khác. Trước mắt, cần tập trung quản lý chặt chẽ các địa bàn trọng điểm biên giới...
“Về lâu dài cần xây dựng các chính sách bảo hộ các mặt hàng trong nước, nâng cao nhận thức của người dân địa phương để tăng cường chủ động chống lại các hành vi buôn lậu” - ông Lam nhấn mạnh
Đặng Tiến
Theo Lao động