Cụ thể như sau:
Giá bán điện bình quân | 1.437 đồng/kWh | |||
Mức sử dụng (kWh) | Cơ cấu giá cho phép (±1%) | Giá tối đa cho phép (đ/kWh) | Giá đang bán (đ/kWh) | So với giá điện bình quân |
Cho kWh từ 0 – 100 | 100% | 1.451 | 1.350 | 93.9% |
Cho kWh từ 101 – 150 | 106% | 1.523 | 1.545 | 107.5% |
Cho kWh từ 151 – 200 | 134% | 1.926 | 1.947 | 135.5% |
Cho kWh từ 201 – 300 | 145% | 2.084 | 2.105 | 146.5% |
Cho kWh từ 301 – 400 | 155% | 2.227 | 2.249 | 156.5% |
Cho kWh từ 401 trở lên | 159% | 2.285 | 2.307 | 160.5% |
Với mức giá bán điện bình quân và mức giá điện sinh hoạt đang bán được quy định trong Thông tư 38/2012/TT-BCT, rõ ràng đối với kWh từ 101 trở đi, mức giá đang bán hiện tại vẫn đang cao hơn 1,5% so với cơ cấu giá do Thủ tướng quy định tại Quyết định số 268/QĐ-TTg năm 2011.
Dù trong Quyết định số 268 cho phép bán cao hơn 1% so với quy định, thì mức thực tế cao hơn tới 1,5% như vậy cũng đã là trái với quy định của Thủ tướng.
Không rõ Bộ Công Thương có đang áp dụng cách tính nào khác (?) để giải thích cho khoảng chênh lệch 0,5% này?
Hiện tại Bộ Công thương cũng đang đưa ra dự thảo về cơ cấu bảng giá bán lẻ điện mới như sau
Giá bán lẻ điện sinh hoạt |
|
Cho kWh từ 0 – 50 kWh* | Không lớn hơn 80% mức giá bán lẻ điện bình quân |
Cho kWh từ 0 – 100 kWh | Không lớn hơn mức giá bán lẻ điện bình quân |
Cho kWh từ 101 – 200 | 108% |
Cho kWh từ 201 – 300 | 138% |
Cho kWh từ 301 – 400 | 154% |
Cho kWh từ 401 trở lên | 165% |
So với mức cũ thì cơ cấu này sẽ chỉ có lợi hơn cho người dùng từ 150-200 kWh/tháng, những đối tượng còn lại nhìn chung sẽ phải trả tiền điện cao hơn
Đình Phước