Luật hóa quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (Hình từ internet)
Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi Luật BHYT |
Hiện nay, căn cứ quy định tại Khoản 6 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế, Chính phủ đã quy định việc tham gia bảo hiểm y tế của một số nhóm đối tượng như nhóm người làm việc trong các tổ chức tôn giáo, người sống trong cơ sở bảo trợ xã hội, người không có đầy đủ giấy tờ chứng minh về nhân thân, quy định đóng bảo hiểm y tế cho đối tượng người trên 80 tuổi hưởng chế độ tuất hàng tháng do ngân sách nhà nước đóng...
Một số nhóm đối tượng đã quy định ở pháp luật chuyên ngành về an ninh quốc phòng, bảo trợ xã hội ...
Qua tổng kết cho thấy, quy định này đã ổn định và có thể thực hiện lâu dài. Do vậy, đề xuất Luật hóa quy định về các đối tượng này.
Cụ thể, Luật hóa quy định các đối tượng đã nêu trong Nghị định 146/2018/NĐ-CP và các đối tượng đang trình Chính phủ theo thẩm quyền: Bổ sung đối tượng thuộc các nhóm chưa quy định trong Luật bảo hiểm y tế hiện hành như nhóm đối tượng do người sử dụng lao động đóng, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, người chưa đủ giấy tờ tùy thân hay chứng minh về nhân thân.
Các đối tượng khác tự đóng bảo hiểm y tế đóng như người thứ nhất trong hình thức tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Mở rộng phạm vi quyền lợi bảo hiểm y tế
Một trong những chính sách được đặt ra là nâng cao hiệu quả quản lý và điều hành bảo hiểm y tế, trách nhiệm của cơ sở cung ứng dịch vụ y tế và cơ quan bảo hiểm xã hội
- Mục tiêu:
Bảo đảm công khai, minh bạch, kịp thời, trách nhiệm giải trình trong quản lý cung ứng dịch vụ và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bảo hiểm y tế, giảm chi phí quản lý hành chính, góp phần sử dụng hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế.
- Nội dung chính sách:
Quy định rõ hơn nội dung giám định và kiểm soát thanh toán chi phí bảo hiểm y tế, yêu cầu chức danh nghiệp vụ; trách nhiệm giải quyết tranh chấp về bảo hiểm y tế.
- Các giải pháp thực hiện chính sách:
+ Quy định rõ thẩm quyền và trách nhiệm giải quyết tranh chấp về bảo hiểm y tế, bao gồm cả tranh chấp hợp đồng và vướng mắc thanh toán, quyết toán đối với UBND cấp tỉnh và Bộ Công An, Bộ Quốc phòng.
+ Nâng cao hiệu quả giám định và kiểm soát thanh toán bảo hiểm y tế
Nội dung: Quy định về yêu cầu, thời điểm, tiêu chuẩn chức danh người làm công tác giám định, kiểm soát thanh toán bảo hiểm y tế.
Lý do: Bảo đảm chất lượng, minh bạch, công bằng, khách quan trong công tác giám định bảo hiểm y tế.
+ Thể hiện chính sách bảo hộ của nhà nước đối với quỹ bảo hiểm y tế
Nội dung: Khi có bội chi quỹ bảo hiểm y tế (hết quỹ khám, chữa bệnh và quỹ dự phòng), quỹ bảo hiểm y tế được vay từ ngân sách nhà nước. Quỹ Bảo hiểm y tế trả nợ ngân sách nhà nước khi có kết dư (đã bổ sung đủ quỹ dự phòng bảo hiểm y tế và có kết dư quỹ khám, chữa bệnh).
Lý do: Phù hợp với bản chất của quỹ bảo hiểm y tế và trách nhiệm của Nhà nước trong việc đảm bảo an sinh xã hội; quy định này nhằm bổ sung cơ chế pháp lý để xử lý khi quỹ mất cân đối.
Xem thêm tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế.
Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi Luật BHYT |