Người có thẩm quyền xử
phạt có trách nhiệm chứng minh
Đây là một nguyên tắc mới nổi bật được quy định tại Điều 3 của Luật, theo đó Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền chứng minh mình không vi phạm hành chính;
Trước đây khi nguyên tắc này chưa được ghi nhận trong Pháp lệnhh, có nhiều trường hợp người có thẩm quyền xử phạt lại bắt người vi phạm chứng minh rằng mình không vi phạm để không bị phạt. Đây là sự vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc của hệ thống pháp luật công.
Ngoài ra, trong chương những quy định chung còn bổ sung các điều khoản quan trọng như
- Định nghĩa một số thuật ngữ pháp lý thường dùng
- 5 trường hợp không bị xử phạt VPHC (điều 11)
- 12 hành vi bị nghiêm cấm trong xử phạt VPHC (điều 12)
Mức phạt tiền tối đa tăng lên 2 tỷ đồng
Đối với cá nhân vi phạm, mức phạt tối thiểu tăng từ 10.000đ lên 50.000đ, tối đa tăng từ 500 triệu đồng lên 1 tỷ đồng
Đối với tổ chức vi phạm, mức phạt được quy định gấp đôi cá nhân vi phạm, tối đa tới 2 tỷ đồng.
Luật cũng ghi nhận nguyên tắc áp dụng mức xử phạt đặc thù đối với khu vực nội thành các TP trực thuộc TW, nơi mức phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông đường bộ, bảo vệ môi trường , an ninh trật tự an toàn xã hội có thể cao gấp đôi so với khung Luật định.
Các biện pháp Tước quyền sử dụng giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm… từ đây có thể áp dụng là biện pháp xử phạt chính
5 biện pháp khắc phục hậu quả mới là:
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại;
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn;
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm;
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện VPHC hoặc nộp số tiền bằng giá trị tang vật, phương tiện VPHC đã bị tiêu thụ, tẩu tán
Tăng thẩm quyền xử phạt cho cấp cơ sở
So với Pháp lệnh, Luật không quy định thẩm quyền xử phạt VPHC theo một mức phạt tiền cố định đối với mỗi chức danh xử phạt, mà quy định theo tỷ lệ phần trăm (%) so với các mức phạt tối đa được quy định tại Điều 24, đồng thời có khống chế mức trần.
Theo cách quy định này,đối với mỗi chức danh xử phạt sẽ có nhiều mức phạt tối đa khác nhau, tùy thuộc vào từng nhóm hành vi vi phạm. Quy định này tạo ra sự linh hoạt trong việc quy định thẩm quyền xử phạt VPHC, nhưng vẫn bảo đảm khống chế mức phạt tiền tối đa đối với từng chức danh có thẩm quyền xử phạt.
Thẩm quyền phạt tiền tối đa của chiến sĩ CAND tăng từ 100.000đ lên 500.000đ, trạm trưởng, đội trưởng của người này được xử phạt lên tới 1,5 triệu đồng.
Thẩm quyền phạt tiền của chủ tịch UBND cấp xã tăng từ 500.000đ lên 5 triệu đồng, cấp huyện tăng từ 20 triệu đồng lên 50 triệu đồng.
Kỳ 2: một số quy định mới có lợi cho người vi phạm
Đình Phước