Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2023 của giáo viên (Hình từ internet)
- Giáo viên trường công (xác định là đơn vị sự nghiệp công lập) gồm có:
+ Giáo viên là viên chức được tuyển dụng vào làm việc theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.
+ Giáo viên hợp đồng.
- Giáo viên trường tư: Thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động, hưởng lương theo thỏa thuận với người sử dụng lao động.
Giáo viên trường công hay trường tư đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, cụ thể như sau:
- BHXH bắt buộc: Theo điểm b, c khoản 1 Điều 2 Luật BHXH 2014, người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên và viên chức là những đối tượng thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc.
Do đó, giáo viên thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
- Bảo hiểm y tế: Căn cứ Điều 1 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên và viên chức thuộc diện tham gia bảo hiểm y tế theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng.
Do đó, giáo viên thuộc đối tượng tham gia BHYT.
- Bảo hiểm thất nghiệp: Theo khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm 2013, người lao động phải phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên.
Do đó, giáo viên cũng thuộc đối tượng đóng bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, tỷ lệ đóng BHXH của giáo viên trường công hay trường tư là như nhau. Tuy nhiên do chế độ tiền lương khác nhau nên mức đóng BHXH giữa giáo viên trường công và trường tư sẽ có sự chênh lệch.
Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, thì tỷ lệ đóng BHXH hàng tháng của giáo viên bằng 10,5%.
Mức đóng BHXH sẽ dựa trên tỷ lệ 10,5% này nhân với mức tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức tiền lương tháng tối đa làm căn cứ đóng BHXH là 20 lần mức lương cơ sở.
>>Xem thêm: Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội mới nhất 2023 gồm những khoản nào?
Trong đó, tỷ lệ đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp hằng tháng như sau:
- Đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất;
- Đóng 1,5% vào quỹ BHYT;
- Đóng 1% bảo hiểm thất nghiệp.
Tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP có quy định:
Điều 4. Mức phụ cấp thâm niên
…
2. Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
…
Như vậy, phụ cấp thâm niên cũng sẽ tính vào lương và dùng để tính đóng BHXH, BHYT và bảo hiểm thất nghiệp.
Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng với hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng
Mức lương cơ sở áp dựng trong năm 2023 được chia ra như sau:
- Từ ngày 01/01 – 30/6/2023: Mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng/tháng.
- Từ ngày 01/7/2023: Mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Xem thêm:
>>> Thủ tục rút BHXH một lần online năm 2023
>>> BHXH một lần năm 2023: Cập nhật mới nhất điều kiện, mức hưởng