Các trường hợp không được tham gia Đoàn thanh tra (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo Điều 25 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định Đoàn thanh tra bao gồm những thành phần sau:
- Đoàn thanh tra có Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra (nếu cần thiết), thành viên của Đoàn thanh tra.
- Phó Trưởng đoàn thanh tra có trách nhiệm giúp Trưởng đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ được giao, phụ trách một số hoạt động của Đoàn thanh tra khi được Trưởng đoàn thanh tra giao. Thành viên Đoàn thanh tra thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng đoàn thanh tra.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được tham gia Đoàn thanh tra:
+ Người góp vốn vào doanh nghiệp, có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng thanh tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
+ Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, con, anh, chị, em ruột là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra;
+ Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Người bị xử lý kỷ luật hoặc xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn xóa kỷ luật, xóa án tích.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra:
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP;
+ Người có vợ hoặc chồng, bố, mẹ đẻ, bố, mẹ vợ hoặc bố, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng thanh tra.
(Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP)
Đề xuất người tham gia Đoàn thanh tra quy định tại Điều 27 Nghị định 43/2023/NĐ-CP như sau:
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra có trách nhiệm đề xuất người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của cuộc thanh tra làm Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra và số lượng người tham gia Đoàn thanh tra để người ra quyết định thanh tra xem xét, quyết định.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra trao đổi, thống nhất với người được dự kiến làm Trưởng đoàn thanh tra về những người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra. Việc đề xuất Trưởng đoàn, thành viên Đoàn thanh tra phải được thông báo với đơn vị quản lý, sử dụng trực tiếp người được đề xuất, đơn vị phụ trách công tác tổ chức, cán bộ và người được dự kiến là thành viên Đoàn thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi thành viên Đoàn thanh tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Có một trong các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Điều 8 của Luật Thanh tra;
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 29 của Nghị định 43/2023/NĐ-CP được phát hiện trong quá trình thanh tra;
+ Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của Trưởng đoàn thanh tra;
+ Không hoàn thành nhiệm vụ được giao, không đủ sức khỏe hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục thực hiện nhiệm vụ thanh tra.
- Người ra quyết định thanh tra xem xét, thay đổi Trưởng đoàn thanh tra, Phó Trưởng đoàn thanh tra khi thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều 30 Nghị định 43/2023/NĐ-CP và khoản 2 Điều 29 Nghị định 43/2023/NĐ-CP;
+ Không chấp hành chế độ thông tin báo cáo, chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra;
+ Có căn cứ cho rằng không đủ năng lực để hoàn thành nhiệm vụ thanh tra;
+ Được giao nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
(Điều 30 Nghị định 43/2023/NĐ-CP)
Nghị định 43/2023/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/08/2023.
Nguyễn Ngọc Quế Anh