Những sát thủ dưới bộ mặt thư sinh
Hai tuần nay, sau khi mất rất nhiều thời gian bàn tán về “kẻ sát nhân máu lạnh” Lê Văn Luyện, nhiều người không lý giải nổi tại sao một trẻ vị thành niên được tiếng là ngoan hiền vậy mà lại cầm dao giết người một cách không ghê tay đến vậy. Tại sự giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội? Hay đằng sau chuỗi hành động được cho là rất con người ấy, có một góc khuất thú tính mà khi bộc lộ thì quá dã man, khiến người khác run sợ.
Cũng có người thì tìm đến nhân tướng học để lý giải sự việc song trên hết, mọi người đều có chung một băn khoăn là với những kẻ giết người không ghê tay như Lê Văn Luyện, Nguyễn Đức Nghĩa, Lê Ngọc Chung,…thì dấu hiệu nào để nhận biết mà lường tránh rủi ro, nguy hiểm?. Liệu có cách nào đó để họ, những kẻ bình thường rất hiền lành này, tìm được nơi giải tỏa tâm lý để thú tính không còn có cơ hội nổi dậy.
Luyện khai không hiểu sao lúc ấy lại giết người dã man thế. |
Khi thú tính nổi loạn
Một số chuyên gia cho rằng khi con người không kiểm soát được phần thú tính, để cái ác lấn lướt thì càng có học thức, hành động càng dã man, quỷ quyệt. Thường thì những kẻ khi rắp tâm làm một điều gì mờ ám, rất sợ bị lộ chân tướng nên khi bị phát hiện, chúng chống trả quyết liệt, bất chấp sống còn.
Ngay cả những kẻ đua xe cũng vậy. Khi hò nhau vào đường đua, chúng phóng bạt mạng, không quan tâm tới sự an nguy của người đi đường. Bị lực lượng công an phát hiện, truy đuổi, chúng càng manh động hơn. Theo một số điều tra viên có kinh nghiệm thì những khi bị chặn bắt, chúng tháo chạy với ý thức làm sao để trốn thoát nên không màng tới cái sống, sự chết của bản thân. Những tên cướp cũng không nằm ngoài tâm lý này nên những khi ấy, trong tâm trí của chúng chỉ là lào sao để không lộ thân phận chứ làm gì, giết người thế nào,…chúng làm gì nghĩ tới.
Chỉ đến khi nghe tin bố mất, Nguyễn Đức Nghĩa mới khóc. |
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Xã hội học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam cho rằng xã hội hiện đại ẩn chứa nhiều mặt trái kích thích người ta phạm tội: Những trò chơi điện tử bạo lực với những cảnh bắn súng, chém giết máu chảy đầu rơi. Phim hành động bạo lực không chỉ ở rạp chiếu phim, băng đĩa mà còn cả trên truyền hình hằng ngày. Ngay cả một số tờ báo cũng thiên về khía cạnh "nhấm nháp tội phạm"... Nhiều yếu tố như vậy khiến người ta hoài nghi, cảm thấy "xung quanh mình toàn tội phạm". Tâm lý đó kéo khoảng cách giữa "hành động ảo" và hành động phạm tội gần nhau hơn. Người bình thường thì thấy đó để phòng ngừa, nhưng kẻ thủ ác lại bắt chước theo.
Một cán bộ lâu năm làm việc ở phòng Kỹ thuật hình sự lại cho rằng, theo quan điểm "cổ điển" về tâm lý tội phạm, sau khi gây án, đặc biệt đối với các vụ án giết người, tội phạm thường rất run sợ. Thế nhưng trong thời gian gần đây, gia tăng những vụ án giết người có tính chất dã man, không đi theo quy luật chung của tội phạm là điều rất bất thường, đặc biệt diễn ra ở tội phạm trẻ, có học. Nhiều trường hợp phạm tội xong, đối tượng còn bình thản về nhà tắm giặt rồi quay lại hiện trường trà trộn như những người dân hiếu kỳ để quan sát. Những biến đổi kinh tế - xã hội là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp tới sự gia tăng tội ác xã hội, bởi sự phát triển "nóng" và đa dạng của xã hội hiện nay đã kéo theo nhiều mầm mống tội phạm. Điều quan trọng là tìm ra yếu tố nào thúc đẩy đối tượng gây án, làm sao để sớm nhận biết được những biểu hiện không bình thường này để kịp thời ngăn chặn.
Đường dây nóng cho người sắp gây tội ác? Một chuyên gia tâm lý cho rằng nên lập ra một đường dây nóng tư vấn tâm lý, để bất kỳ ai trước khi có ý định phạm tội có thể "xả" những ý nghĩ tội lỗi và xin tư vấn. |