Thế nhưng, đến thời điểm này việc xử phạt vi phạm xe khách chạy quá tốc độ qua hộp đen vẫn chưa thực hiện được?
Mâu thuẫn từ lợi ích DN
Đại diện Tổng Cục đường bộ VN (Bộ GTVT) cho rằng, việc quản lý dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) đang xảy ra mâu thuẫn từ thực tế cần được các cơ quan quản lý nhà nước tập trụng giải quyết.
Cụ thể, trước đây DN vận tải sử dụng “hộp đen” để quản lý lái xe, nhưng nay theo yêu cầu DN vận tải phải cung cấp dữ liệu cho cơ quan quản lý nhà nước để các cơ quan nhà nước quản DN. Điều này sẽ khiến DN tìm cách né tránh.
"Khi dữ liệu truyền về, DN có thể “molipe” dữ liệu rồi gửi cho cơ quan quản lý nhà nước, điều này có thể gây khó cho cơ quan quản lý nhà nước”, đại diện Tổng cục Đường bộ nói.
Do vây, đại diện Tổng cục Đường bộ cho rằng, cơ quan quản lý nhà nước chỉ nên chọn lọc những dữ liệu cần thiết để quản lý chứ không nên “kham” nhiều. Bởi có như vậy thì mới quản lý được DN.
Vẫn chưa xử lý xe khách vi phạm chạy quá tốc độ qua thiết bị giám sát hành trình. |
Đồng tình quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phú Chủ tịch Ủy ba ATGT Quốc gia cho rằng: DN muốn giấu sai phạm với cơ quan quản lý nhà nước, nhưng lại muốn mở bung với lái xe để quản lý. Mâu thuẫn này đòi hỏi các cơ quan quản lý nhà nước phải có những văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh kịp thời.
“Thực tế Ủy ban ATGT Quốc gia đã nói từ 1/8 sẽ công bố các xe khách vi phạm tốc độ hàng ngày để các cơ quan chức năng xử lý, nhưng đến thời điểm này chưa thể công bố được là vì: Khi Ủy ban ATGT Quốc gia yêu cầu DN gửi dữ liệu về thì gần như không có xe nào vi phạm tốc độ. Điều này trái ngược với khi lực lượng thanh tra đi kiểm tra (cắm trực tiếp từ thiết bị - PV) thì DN vi phạm lại rất nhiều”,ông Hiệp cho hay.
Do vậy, ông Hiệp cho rằng, trong thông tư mới cần phải quy định rõ thông tin truyền về từ hộp đen là cái gì. Cụ thể, yêu cầu 10s DN truyền dữ liệu về một lần và kèm theo thông tin vị trí tọa độ.
Theo đó, xe của DN đang ở tọa độ nào và ở tọa độ đó tốc độ bao nhiêu cơ quan quản lý nhà nước phải tính toán xem có vượt quá tốc độ hay không, chứ không bắt doanh nghiệp gửi vi phạm về trung tâm dữ liệu.
Không gửi dữ liệu sẽ không được cấp phù hiệu
Theo ông Hiệp, khi tham gia tích hợp dữ liệu đã xuất hiện khó khăn do tình trạng truyền dữ liệu khác nhau. Cụ thể, có DN 1 phút gửi thông tin về 1 lần, có DN 30s gửi về một lần. Số lượng gửi về khác nhau và thời gian định dạng khác nhau nên việc tích hợp dữ liệu từ 48.000 xe khách trong diện quản lý truyền về như nhau “là điều không tưởng”. Vì vậy cần phải sửa laị quy chuẩn để đi đến một thống nhất thời gian gửi dữ liệu.
Ông Hiệp cũng cho biết, hiện nay cơ quan quản lý nhà nước đang khuyến khích, động viên các DN gửi thông tin về, nhưng từ 1/10 nếu không gửi về thì DN đó sẽ không được cấp phù hiệu.
Liên quan đến việc quy định số lần vi phạm tốc độ, ông Nguyễn Văn Huyện, Chánh thanh tra Bộ GTVT cho biết: Số liệu thanh tra Bộ GTVT công bố không tính theo số lần theo giây, theo phút mà tính 1 ngày vi phạm một tiếng hay nửa tiếng cũng chỉ tính là vi phạm một lần. Nếu DN để vi phạm quá 20% thì sẽ tước giấy phép kinh doanh.
Về vấn đề này, ông Hiệp cũng cho biết thêm, trong thông tư 18 tới đây đưa vào sẽ nói rõ: Trong 3 tháng liên tục nếu như DN có 5% chạy không đúng hành trình 20% số lượng đầu xe chạy quá tốc độ thì sẽ bị tước phù hiệu.
Vũ Điệp