Phân loại đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc Bộ Công Thương (Mới nhất)

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Trần Thanh Rin
04/11/2023 16:56 PM

Các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc Bộ Công Thương sẽ được phân loại như thế nào theo quy định mới nhất? – Hoài An (Đồng Tháp)

Phân loại đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc Bộ Công Thương (Mới nhất)

Phân loại đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc Bộ Công Thương (Mới nhất) (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 31/10/2023, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Thông tư 18/2023/TT-BCT sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của các Thông tư quy định hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương.

Phân loại đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động (Mới nhất)

Cụ thể, đối tượng kiểm định là máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương được phân loại như sau:

(1) Đối tượng kiểm định nhóm A (nhóm A) là nồi hơi nhà máy điện.

(2) Đối tượng kiểm định nhóm B (nhóm B) bao gồm:

- Đối tượng kiểm định nhóm B1 (nhóm B1) là nồi hơi công nghiệp có áp suất trên 16 bar.

- Đối tượng kiểm định nhóm B2 (nhóm B2) là bình chịu áp lực, hệ thống đường ống dẫn hơi và nước nóng.

(Hiện hành tại Thông tư 09/2017/TT-BCT, không phân chia thành hai nhóm B1 và nhóm B2)

(3) Đối tượng kiểm định nhóm C (nhóm C) là hệ thống điều chế, nạp, cấp, bình, bồn, bể chứa sản phẩm dầu khí, khí dầu mỏ (LPG, LNG, CNG), đường ống vận chuyển, phân phối khí dầu mỏ cố định bằng kim loại và đường ống công nghệ trong các công trình dầu khí trên đất liền.

(4) Đối tượng kiểm định nhóm D (nhóm D) là chai chứa LPG.

(5) Đối tượng kiểm định nhóm E (nhóm E) là cột chống thủy lực đơn, giá khung di động và giàn chống tự hành (cột chống thủy lực, vì chống thủy lực đơn, giá chống thủy lực và giàn chống thủy lực) sử dụng trong khai thác hầm lò

(6) Đối tượng kiểm định nhóm G (nhóm G) là tời, trục tải mỏ.

(7) Đối tượng kiểm định nhóm H (nhóm H) là thiết bị điện phòng nổ được sử dụng trong môi trường có nguy cơ cháy, nổ.

(8) Đối tượng kiểm định nhóm I (nhóm I) là máy nổ mìn điện (trừ máy nổ mìn điện phòng nổ).

(Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BCT, sửa đổi tại Thông tư 12/2020/TT-BCTThông tư 18/2023/TT-BCT)

Quy định về thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động

Cụ thể tại Điều 4 Thông tư 09/2017/TT-BCT, sửa đổi tại Thông tư 37/2018/TT-BCT, Thông tư 12/2020/TT-BCTThông tư 18/2023/TT-BCT quy định về thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động thuộc Bộ Công Thương như sau:

- Thiết bị, dụng cụ phục vụ kiểm định phải có thông số kỹ thuật phù hợp với đối tượng kiểm định và được kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm theo quy định của pháp luật.

- Yêu cầu thiết bị, dụng cụ tối thiểu phải có phục vụ hoạt động kiểm định theo từng nhóm đối tượng kiểm định cụ thể như sau:

* Đối với nhóm A, B và C

+ Bơm thử thủy lực;

+ Áp kế kiểm tra các loại;

+ Thiết bị đo chiều dày kim loại;

+ Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm;

+ Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ và thẩm thấu;

+ Thiết bị kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp nội soi;

+ Dụng cụ, phương tiện kiểm tra kích thước hình học;

+ Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;

+ Thiết bị kiểm tra van an toàn;

+ Thiết bị đo nhiệt độ.

* Đối với nhóm D

+ Thiết bị thu hồi LPG còn lại trong chai;

+ Thiết bị đo chiều dày kim loại;

+ Dụng cụ kiểm tra kích thước khuyết tật bề mặt kim loại;

+ Thiết bị tháo, lắp van chai;

+ Thiết bị thử bền, thử kín;

+ Thiết bị làm khô vỏ chai;

+ Thiết bị kiểm tra bên trong chai;

+ Thiết bị làm sạch bề mặt;

+ Thiết bị kiểm tra van chai;

+ Cân khối lượng;

+ Thiết bị, dụng cụ đóng số, ký hiệu kiểm định;

+ Thiết bị hút chân không;

+ Thiết bị thử giãn nở thể tích.

* Đối với nhóm E

+ Hệ thống tạo áp suất thử nghiệm van, cột chống thủy lực và đường ống áp lực;

+ Thiết bị duy trì áp suất thử cột chống thủy lực;

+ Thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực;

+ Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn;

+ Áp kế kiểm tra các loại;

Không yêu cầu thiết bị thử xà, mái giàn hoặc giá chống thủy lực, thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn đối với tổ chức kiểm định chỉ thực hiện kiểm định cột chống thủy lực.

* Đối với nhóm G

+ Lực kế;

+ Thiết bị, dụng cụ đo kích thước hình học;

+ Thiết bị đo tốc độ;

+ Dụng cụ đo cương cự đường ray;

+ Máy trắc đạc;

+ Thiết bị kiểm tra khuyết tật cáp thép;

+ Thiết bị kiểm tra độ lệch hướng tâm và hướng kính của các mối ghép trục;

+ Thiết bị kéo kiểm tra cáp thép bằng phương pháp phá hủy;

+ Thiết bị kiểm tra chất lượng mối hàn bằng phương pháp siêu âm;

+ Thiết bị kiểm tra khuyết tật kim loại bằng phương pháp từ;

+ Thiết bị đo thời gian tác động phanh;

+ Thiết bị đo điện trở cách điện, điện trở nối đất;

+ Vôn ké, Ampe kế;

+ Áp kế kiểm tra các loại.

* Đối với nhóm H

+ Thiết bị thử áp lực nước;

+ Thiết bị thử nghiệm va đập;

+ Thiết bị thử nghiệm kéo cáp điện trong phễu đấu nối cáp;

+ Thiết bị kiểm tra mô-men xoắn cọc, bu lông đấu cáp;

+ Thiết bị đo điện trở cách điện;

+ Đồng hồ đo điện vạn năng;

+ Thiết bị, dụng cụ đo kích thước hình học;

+ Thiết bị điện tử đo ghi dữ liệu (Oscilloscope).

* Đối với nhóm I

+ Thiết bị đo điện trở cách điện;

+ Đồng hồ đo điện vạn năng;

+ Thiết bị điện tử ghi dữ liệu (Oscilloscope);

+ Đồng hồ bấm giây.

Xem thêm tại Thông tư 18/2023/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/12/2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,480

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]