Đề xuất sửa 04 Thông tư liên quan kê khai thông tin cá nhân (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Dự thảo |
Bộ Quốc phòng đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa 04 Thông tư liên quan kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc Bộ Quốc phòng quản lý.
Theo đó, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015; ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (Văn bản 7552/VP- PC(P1) ngày 30/9/2023 của Văn phòng Bộ Quốc phòng) về việc xây dựng Thông tư của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng sửa đổi, bổ sung một số điều của 04 Thông tư có liên quan đến việc kê khai thông tin cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng, gồm:
- Thông tư 139/2011/TT-BQP ngày 01/8/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về khám bệnh, chữa bệnh đối với sĩ quan phục viên có đủ 15 năm phục vụ trong Quân đội, ban hành kèm theo Quyết định 33/2003/QĐ- BQP ngày 07/4/2003 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Thông tư 158/2011/TT-BQP ngày 15/8/2011 về thực hiện một số chế độ, chính sách góp phần chăm sóc đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu;
- Thông tư 202/2013/TT-BQP ngày 07/11/2013 hướng dẫn về trình tự, thủ tục xác nhận; tổ chức thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng thuộc trách nhiệm của Bộ Quốc phòng;
- Thông tư 95/2016/TT-BQP ngày 28/6/2016 hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 27/2016/NĐ-CP ngày 06/4/2016 của Chính phủ quy định một số chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ và thân nhân của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ.
Cụ thể tại khoản 5 Điều 3 Nghị định 64/2007/NĐ-CP quy định thông tin cá nhân: là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất nội dung trong những thông tin sau đây:
- Họ tên,
- Ngày sinh,
- Nghề nghiệp,
- Chức danh,
- Địa chỉ liên hệ,
- Địa chỉ thư điện tử,
- Số điện thoại,
- Số chứng minh nhân dân,
- Số hộ chiếu.
Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác.
Căn cứ theo Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thu thập, sử dụng thông tin cá nhân chư sau:
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Thu thập thông tin cá nhân khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân về phạm vi, mục đích của việc thu thập và sử dụng thông tin đó;
+ Cung cấp thông tin cá nhân cho bên thứ ba khi chủ thể thông tin cá nhân đã yêu cầu ngừng cung cấp.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
+ Sử dụng không đúng mục đích thông tin cá nhân đã thỏa thuận khi thu thập hoặc khi chưa có sự đồng ý của chủ thể thông tin cá nhân;
+ Cung cấp hoặc chia sẻ hoặc phát tán thông tin cá nhân đã thu thập, tiếp cận, kiểm soát cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của chủ thông tin cá nhân;
+ Thu thập, sử dụng, phát tán, kinh doanh trái pháp luật thông tin cá nhân của người khác.
- Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc hủy bỏ thông tin cá nhân do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, các điểm b và c khoản 2 Điều 84 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên là của tổ chức. Đối với cá nhân vi phạm mức phạt tiền bằng một nửa tổ chức (Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020/NĐ-CP).