Bộ Y tế hướng dẫn xét thăng hạng CDNN từ bác sĩ lên bác sĩ chính năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Hồ Quốc Tuấn
27/12/2023 12:34 PM

Xin cho tôi hỏi Bộ Y tế hướng dẫn xét thăng hạng CDNN từ bác sĩ lên bác sĩ chính năm 2024 như thế nào? - Chí Thiện (Bình Thuận)

Bộ Y tế hướng dẫn xét thăng hạng CDNN từ bác sĩ lên bác sĩ chính năm 2024

Bộ Y tế hướng dẫn xét thăng hạng CDNN từ bác sĩ lên bác sĩ chính năm 2024 (Hình từ internet)

Ngày 04/12/2023, Bộ Y tế ban hành Công văn 7759/BYT-TCCB về việc tổ chức xét thăng hạng CDNN viên chức chuyên ngành y tế từ hạng III lên hạng II năm 2024

Bộ Y tế hướng dẫn xét thăng hạng CDNN từ bác sĩ lên bác sĩ chính năm 2024

(1) Đối tượng dự xét

Viên chức đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ bác sĩ (hạng III) mã số V.08.01.03 lên bác sĩ chính (hạng II) mã số V.08.01.02 (sau đây viết tắt là xét thăng hạng bác sĩ chính) phải là viên chức đang giữ chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III) mã số V.08.01.03.

(2) Tiêu chuẩn, điều kiện dự xét

Viên chức được đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính khi đảm bảo đủ các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:

- Đơn vị sự nghiệp công lập có nhu cầu.

- Được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên trong năm 2023; có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt; không trong thời hạn xử lý kỷ luật, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật viên chức quy định tại Điều 56 Luật Viên chức sửa đổi 2019.

- Tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt.

- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

- Có đủ tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp bác sĩ chính (hạng II) quy định tại Điều 5 Thông tư liên tịch 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

Viên chức dự xét thăng hạng từ chức danh bác sĩ (hạng III) lên chức danh bác sĩ chính (hạng II) phải có thời gian giữ chức danh bác sĩ (hạng III) hoặc tương đương tối thiểu là 09 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng), bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt; 06 năm đối với người có bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng), bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt hoặc có bằng tốt nghiệp bác sĩ nội trú. Trường hợp có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp tương đương thì phải có ít nhất 01 năm (đủ 12 tháng) giữ chức danh bác sĩ (hạng III) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.

Trường hợp viên chức trước khi được tuyển dụng, tiếp nhận đã có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội, làm việc ở vị trí việc làm có yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp (nếu có thời gian công tác không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn) và thời gian đó được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền tuyển dụng tính làm căn cứ xếp lương ở chức danh nghề nghiệp hiện giữ thì được tính là tương đương với hạng chức danh nghề nghiệp hiện giữ.

(3) Hồ sơ viên chức dự xét thăng hạng chức danh bác sĩ chính (hạng II)

- Sơ yếu lý lịch viên chức theo quy định hiện hành được lập chậm nhất là 30 ngày trước thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng, có xác nhận của cơ quan, đơn vị sử dụng viên chức;

- Bản nhận xét, đánh giá của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng viên chức hoặc của người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý đơn vị sự nghiệp công lập về các tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo quy định (theo mẫu kèm theo);

- Bản đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức năm 2023 có kết luận xếp loại chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên của người có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp II hoặc tiến sĩ ngành Răng - Hàm - Mặt;

+ Bằng tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên nhóm ngành Y học (trừ ngành y học dự phòng); bác sĩ chuyên khoa cấp I hoặc thạc sĩ trở lên ngành Răng - Hàm - Mặt

+ Chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sĩ hoặc chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh;

- Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp bác sĩ (hạng III);

- Chủ nhiệm hoặc thư ký hoặc người tham gia chính (50% thời gian trở lên) đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở trở lên hoặc sáng chế hoặc phát minh khoa học hoặc sáng kiến cải tiến kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên ngành đã được nghiệm thu đạt;

Hồ sơ đăng ký dự xét của mỗi viên chức được bỏ vào một bì đựng riêng có kích thước 250 x 340 x 5mm.

Xem chi tiết tại Công văn 7759/BYT-TCCB ban hành ngày 04/12/2023.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 5,355

Bài viết về

lĩnh vực Lao động - Tiền lương

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]