Sẽ ban hành 02 Nghị định hướng dẫn Luật Căn cước 2023 trong năm 2024 (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 08/01/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 19/QĐ-TTg về Danh mục và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo văn bản quy định chi tiết thi hành các Luật, Nghị quyết được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp 6.
Theo đó, trong năm 2024, Luật Căn cước 2023 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2024) sẽ có 02 Nghị định và 01 Thông tư hướng dẫn được ban hành trong năm 2024, bao gồm:
- Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Căn cước 2023 (Khoản 26 Điều 9; Khoản 11 Điều 10; Khoản 4 Điều 12; Khoản 2, Khoản 5 Điều 16; Khoản 6 Điều 22; Khoản 5 Điều 23; Khoản 5 Điều 25; Khoản 6 Điều 29; Khoản 6 Điều 30 và Khoản 4 Điều 41)
Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
Cơ quan phối hợp thực hiện: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan
Thời hạn trình/ban hành: Trước ngày 01/5/2024
- Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử (Khoản 5 Điều 31, Khoản 5 Điều 34 và Khoản 4 Điều 41)
Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
Cơ quan phối hợp thực hiện: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành, cơ quan có liên quan
Thời hạn trình/ban hành: Trước ngày 01/5/2024
- Thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành của Luật Căn cước 2023 (Khoản 4 Điều 18 và Khoản 5 Điều 41)
Cơ quan chủ trì: Bộ Công an
Cơ quan phối hợp thực hiện: Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan
Thời hạn trình/ban hành: Trước ngày 15/5/2024
Xem thêm tại Quyết định 19/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 08/01/2024.
Hiện nay, Bộ Công an đã công bố dự dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước 2023 và đang lấy ý kiến đóng góp để hoàn thiện các quy định được đề xuất trong dự thảo Nghị định này. Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Căn cước 2023 quy định chi tiết khoản 26 Điều 9, khoản 11 Điều 10, khoản 4 Điều 12, khoản 2 Điều 16, khoản 5 Điều 16, khoản 6 Điều 22, khoản 5 Điều 23, khoản 5 Điều 25, khoản 6 Điều 29, khoản 6 Điều 30, khoản 4 Điều 41 của Luật Căn cước 2023, gồm các nội dung sau: (1) Thông tin khác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (2) Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. (3) Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân của công dân Việt Nam. (4) Chia sẻ thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước. (5) Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu căn cước. (6) Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp. (7) Trình tự, thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin trên thẻ căn cước. (8) Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước. (9) Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước. (10) Giữ thẻ căn cước; trình tự, thủ tục thu hồi, giữ, trả lại thẻ căn cước. (11) Quản lý về căn cước đối với người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được cấp giấy chứng nhận căn cước; (12) Thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi, giữ, trả lại và thời hạn sử dụng của giấy chứng nhận căn cước. (13) Xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân. (14) Sao lưu, phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước. Các hướng trong dự thảo Nghị định sẽ áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Xem toàn văn Dự thảo Nghị định tại đây. |