Khi nào tổ chức tín dụng sẽ được chấm dứt kiểm soát đặc biệt?

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
07/03/2024 15:13 PM

Xin hỏi khi nào một tổ chức tín dụng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024? – Hồng Ngân (TPHCM)

Khi nào tổ chức tín dụng sẽ được chấm dứt kiểm soát đặc biệt?

Khi nào tổ chức tín dụng sẽ được chấm dứt kiểm soát đặc biệt? (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Khái niệm về tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng 2024

Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Trong đó, tổ chức tín dụng sẽ bao gồm:

- Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.

- Tổ chức tín dụng phi ngân hàng là tổ chức tín dụng được thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024, trừ hoạt động nhận tiền gửi của cá nhân và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản của khách hàng. Các loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm công ty tài chính tổng hợp và công ty tài chính chuyên ngành.

- Tổ chức tài chính vi mô là tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu của cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ.

- Quỹ tín dụng nhân dân là tổ chức tín dụng do pháp nhân, cá nhân, hộ gia đình tự nguyện thành lập dưới hình thức hợp tác xã để thực hiện một hoặc một số hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 nhằm mục tiêu chủ yếu là tương trợ nhau phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống

(Khoản 21, 30, 37, 38 và 41 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024)

Khi nào tổ chức tín dụng sẽ được chấm dứt kiểm soát đặc biệt?

Căn cứ theo quy định tại Điều 168 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, tổ chức tín dụng được chấm dứt kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau:

- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt đã khác phục được tình trạng dẫn đến tổ chức tín dụng đó được đặt vào kiểm soát đặc biệt và tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo Điều 138 Luật Các tổ chức tín dụng 2024

- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt hoàn thành phương án phục hồi, phương án sáp nhập, hợp nhất, chuyển nhượng toàn bộ cổ phần, phần vốn góp, phương án chuyển giao bắt buộc đã được phê duyệt theo quy định tại các mục 2, 3 và 4 Chương X củaLuật Các tổ chức tín dụng 2024 

- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt giải thể hoặc sáp nhập, hợp nhất theo quy định tại Mục 5 Chương XIII của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan;

- Tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt được thẩm phán chỉ định Quản tài viên hoặc doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản để tiến hành thủ tục phá sản tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Các trường hợp TCTD bị áp dụng kiểm soát đặc biệt từ ngày 01/7/2024

Kiểm soát đặc biệt là việc Ngân hàng Nhà nước quyết định đặt tổ chức tín dụng dưới sự kiểm soát trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước.

Cụ thể, khi tổ chức tín dụng được ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt vào kiểm soát đặc biệt là do thuộc vào các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024:

- Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;

- Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;

- Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;

- Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;

- Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;

- Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.

Phạm Tường Vy

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 1,345

Bài viết về

lĩnh vực Tiền tệ - Ngân hàng

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]