Đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
18/03/2024 17:23 PM

Xin cho tôi biết đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024? - Hoàng Oanh (Cần Thơ)

Đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024

Đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Đáp án kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024

Kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 bắt đầu từ 0h00’ ngày 18/3/2024 đến 24h00’ ngày 31/3/2024. Dưới đây là đáp án tham khảo kỳ 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024:

Câu hỏi số 1: Theo Điều 11 Luật Biển Việt Nam 2012, vùng biển thuộc quyền chủ quyền Việt Nam rộng bao nhiêu hải lý?

A. 14 hải lý

B. 13 hải lý

C. 12 hải lý

D. 11 hải lý

Câu hỏi số 2: Quốc gia nào dưới đây đã xác lập chủ quyền phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế đối với Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa?

A. Indonexia

B. Trung Quốc

C. Việt Nam

D. Philippin

Câu hỏi số 3: Thứ tự các Cửa biển Việt Nam theo hướng từ Bắc vào Nam?

A. Cửa Lò, Cửa Nhật Lệ, Cửa Tùng, Cửa Tư Hiền, Cửa Cam Ranh

B. Cửa Lò, Cửa Tùng, Cửa Nhật Lệ, Cửa Tư Hiền, Cửa Cam Ranh

C. Cửa Tư Hiền, Cửa Cam Ranh, Cửa Lò, Cửa Tùng, Cửa Nhật Lệ

D. Cửa Tùng, Cửa Lò, Cửa Nhật Lệ, Cửa Cam Ranh, Cửa Tư Hiền

Câu hỏi số 4: Đảo Phú Quốc thuộc địa phận tỉnh nào?

A. An Giang

B. Kiên Giang

C. Bà Rịa - Vũng Tàu

D. Cà Mau

Câu hỏi số 5: Nước ta có bao nhiêu tỉnh, thành phố tiếp giáp với biển?

A. 29 tỉnh, thành phố

B. 26 tỉnh, thành phố

C. 27 tỉnh, thành phố

D. 28 tỉnh, thành phố

Câu hỏi số 6: Tỉnh, thành phố nào sau đây không tiếp giáp với biển?

A. Quảng Ngãi

B. Quảng Bình

C. Hòa Bình

D. Hải Phòng

Câu hỏi số 7: Nghi lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức ở đâu?

A. Cửa biển Sa Cần

B. Quần đảo Hoàng Sa

C. Đảo Lý Sơn

D. Biển Mỹ Khê

Câu hỏi số 8: Luật Biển Việt Nam có bao nhiêu chương, điều?

A. 7 chương, 55 điều

B. 9 chương 58 điều

C. 5 chương, 50 điều

D. 6 chương 13 điều

Câu hỏi số 9: Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

A. Ngày 08/02/1995

B. Ngày 26/01/1999

C. Ngày 16/11/1994

D. Ngày 08/02/1994

Lưu ý: Người dự thi có thể tham khảo và nghiên cứu để tìm ra đáp án tại các tài liệu sau đây:

- Chủ trương, quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về biển, đảo và nguyên tắc giải quyết tranh chấp trên biển.

- Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá XII) về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

- Luật Biển Việt Nam 2012.

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982).

- Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC).

- Vai trò, vị trí và tiềm năng của biển, đảo Việt Nam.

- Chủ quyền và quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên Biển Đông.

- Những thành tựu xây dựng và phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển, đảo Việt Nam.

* Tài liệu tham khảo: Người tham gia Cuộc thi sử dụng tài liệu chính thống của các cơ quan Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, địa phương, cơ quan, đơn vị. 

Đáp án kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024

>> Xem tại đây.

Thời gian diễn ra Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024

Theo Trang Thông tin điện tử Tỉnh ủy Hòa Bình, Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu về biển, đảo Việt Nam năm 2024 triển khai từ ngày 04/3/2024 đến ngày 28/4/2024, chia làm 04 kỳ, mỗi kỳ 02 tuần:

- Kỳ 1: Bắt đầu từ 8h00’ ngày 04/3/2024 đến 24h00’ ngày 17/3/2024.

- Kỳ 2: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 18/3/2024 đến 24h00’ ngày 31/3/2024.

- Kỳ 3: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 01/4/2024 đến 24h00’ ngày 14/4/2024.

- Kỳ 4: Bắt đầu từ 0h00’ ngày 15/4/2024 đến 24h00’ ngày 28/4/2024.

Quy định về gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển

- Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan đến việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển.

- Khi vận chuyển, bốc, dỡ các loại hàng hóa, thiết bị có khả năng gây hại đối với tài nguyên, đời sống của con người và ô nhiễm môi trường biển, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân phải sử dụng thiết bị và các biện pháp chuyên dụng theo quy định để ngăn ngừa và hạn chế tối đa thiệt hại có thể xảy ra cho người, tài nguyên và môi trường biển.

-Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được thải, nhận chìm hay chôn lấp các loại chất thải công nghiệp, chất thải hạt nhân hoặc các loại chất thải độc hại khác trong vùng biển Việt Nam.

- Tàu thuyền, tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan làm ảnh hưởng đến tài nguyên và môi trường biển trong vùng biển, cảng biển, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam thì bị xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; nếu gây thiệt hại thì phải làm sạch, khôi phục lại môi trường và bồi thường theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, cá nhân hoạt động trên các vùng biển Việt Nam có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản đóng góp về bảo vệ môi trường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(Điều 35 Luật Biển Việt Nam 2012)

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 35,577

Bài viết về

lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]