36 đại học, trường đại học, học viện thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo (Hình từ internet)
Ngày 10/4/2024, Thủ tướng ban hành Quyết định 298/QĐ-TTg về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể 36 đại học, trường đại học, học viện thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như sau:
- Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Huế.
- Đại học Thái Nguyên.
- Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Cần Thơ.
- Trường Đại học Đà Lạt.
- Trường Đại học Đồng Tháp.
- Trường Đại học Giao thông vận tải.
- Trường Đại học Hà Nội.
- Trường Đại học Kiên Giang.
- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
- Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
- Trường Đại học Mở Hà Nội.
- Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp.
- Trường Đại học Ngoại thương.
- Trường Đại học Nha Trang.
- Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Quy Nhơn.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên.
- Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương.
- Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.
- Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Đại học Tây Bắc.
- Trường Đại học Tây Nguyên.
- Trường Đại học Thương mại.
- Trường Đại học Việt Đức.
- Trường Đại học Vinh.
- Trường Đại học Xây dựng Hà Nội.
- Học viện Quản lý giáo dục.
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương.
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương - Nha Trang.
- Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Cán bộ quản lý giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
- Trường Hữu nghị 80.
- Trường Hữu nghị T78.
- Viện Nghiên cứu cao cấp về Toán.
- Viện Nghiên cứu Thiết kế trường học.
- Trung tâm Đào tạo khu vực của SEAMEO tại Việt Nam.
- Trung tâm khu vực về học tập suốt đời của tổ chức SEAMEO tại Việt Nam.
- Ban Quản lý các dự án Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Chính sách của Nhà nước về phát triển giáo dục đại học được quy định tại Điều 12 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi Khoản 7 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
- Phát triển giáo dục đại học để đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước.
- Phân bổ ngân sách và nguồn lực cho giáo dục đại học theo nguyên tắc cạnh tranh, bình đẳng, hiệu quả thông qua chi đầu tư, chi nghiên cứu phát triển, đặt hàng nghiên cứu và đào tạo, học bổng, tín dụng sinh viên và hình thức khác.
Ưu tiên, ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng và chính sách khác để phát triển giáo dục đại học.
- Ưu tiên đầu tư phát triển một số cơ sở giáo dục đại học, ngành đào tạo mang tầm khu vực, quốc tế và cơ sở đào tạo giáo viên chất lượng cao; phát triển một số ngành đặc thù, cơ sở giáo dục đại học có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ chiến lược quốc gia, nhiệm vụ phát triển vùng của đất nước.
Khuyến khích quá trình sắp xếp, sáp nhập các trường đại học thành đại học lớn; ứng dụng công nghệ trong giáo dục đại học.
- Thực hiện xã hội hóa giáo dục đại học, khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục đại học tư thục; ưu tiên cơ sở giáo dục đại học tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ tại cơ sở giáo dục đại học; có chính sách miễn, giảm thuế đối với tài sản hiến tặng, hỗ trợ cho giáo dục đại học, cấp học bổng và tham gia chương trình tín dụng sinh viên.
- Có chính sách đồng bộ để bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đại học gắn liền với trách nhiệm giải trình.
- Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
- Thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để nâng cao chất lượng giảng viên; chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, giáo sư đầu ngành trong cơ sở giáo dục đại học.
- Ưu tiên đối với người được hưởng chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu số, người ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người học ngành đặc thù đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện bình đẳng giới trong giáo dục đại học.
- Khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác và hội nhập quốc tế nhằm phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngang tầm khu vực và thế giới.
Đoàn Đức Tài