Hướng dẫn viết bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 22/3/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có Công văn 1173/BVHTTDL-TV về việc tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Dưới đây là hướng dẫn viết bài dự thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024:
(1) Nội dung - Bài dự thi phải trả lời đầy đủ 02 câu hỏi được đặt ra trong Đề thi, có nội dung lành mạnh, trong sáng, phù hợp với thuần phong mỹ tục và văn hóa Việt Nam; đảm bảo tính chính xác, an toàn thông tin và các quy định pháp luật khác có liên quan. - Các cuốn sách được chia sẻ trong bài dự thi phải được phát hành hợp pháp tại Việt Nam (khuyến khích thí sinh chia sẻ các cuốn sách được xuất bản trong thời gian gần đây mang tính thời sự, có đề tài sát với cuộc sống, thể hiện khát vọng cống hiến cho xã hội), lưu ý có giới thiệu cụ thể, đầy đủ nguồn xuất bản của cuốn sách. - Bài thi khi được lựa chọn tham dự Vòng Chung kết phải gửi kèm theo Thông tin dự thi của thí sinh (theo mẫu); phải được chỉnh sửa lỗi chính tả, lỗi văn bản và không có bất kì ký hiệu riêng nào khác ghi trên bài. - Các thí sinh gửi kèm theo Bài dự thi Giấy xác nhận đã tham gia hoạt động khuyến đọc tại trường học, địa phương, cộng đồng về Ban Tổ chức sẽ được cộng điểm khuyến khích. (2) Hình thức Mỗi thí sinh tham gia gửi Bài dự thi độc lập (không làm Bài dự thi theo nhóm), ngôn ngữ trình bày bằng tiếng Việt và có thể sử dụng một trong hai hình thức: - Viết (đánh máy, viết tay): Độ dài Bài dự thi viết không quá 5.000 từ (15 trang đánh máy). - Dựng Video: Thời lượng tối thiểu là 5 phút, tối đa là 10 phút; có thể sử dụng các hiệu ứng, kỹ xảo và đảm bảo về chất lượng hình ảnh, âm thanh; dung lượng tối đa là 2GB, có độ phân giải tối thiểu là 480px, khung hình tối thiểu 854 x 480 trở lên; được lưu bằng định dạng phổ biến .mp4, .avi, .mpeg, .mkv, .klv... và phù hợp với việc đăng tải trên YouTube. (3) Yêu cầu khác - Bài dự thi phải là sản phẩm sáng tạo của cá nhân thí sinh (các Video dự thi phải do chính thí sinh thể hiện, bao gồm cả giọng đọc và dẫn chuyện), chưa gửi trưng bày, triển lãm, đăng tải trên các ấn phẩm, mạng Internet hoặc dự thi ở cuộc thi nào. - Các trường hợp sử dụng các nội dung, đoạn trích, câu nói, tranh, hình ảnh, … của người khác trong Bài dự thi phải có trích dẫn nguồn đầy đủ. Các Video dự thi sử dụng hình ảnh, bài hát hoặc âm thanh phải thực hiện theo quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan; thí sinh chịu trách nhiệm nếu có tranh chấp về pháp lý liên quan đến các vi phạm bản quyền (nếu có). - Các bài đã gửi dự thi sẽ không trả lại thí sinh tham gia; Ban Tổ chức có thể sử dụng các tác phẩm dự thi để quảng bá Cuộc thi và phục vụ các hoạt động khuyến đọc, đồng thời không chịu trách nhiệm về những tranh chấp quyền tác giả và quyền liên quan đến những tác phẩm tham gia dự thi. |
(1) Đề thi dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở:
Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
- Câu 1: Trong các tác phẩm đã đọc, nhân vật nào đã truyền cảm hứng, hướng em tới lối sống tích cực, có trách nhiệm với xã hội, khơi dậy khát vọng cống hiến và phát triển đất nước?
- Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
Đề 2:
- Câu 1: Viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách mà em đã đọc nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.
- Câu 2: Em hãy xây dựng kế hoạch hành động nhằm phát triển văn hóa đọc cho bản thân và cộng đồng, đặc biệt đối với các bạn là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em khuyết tật chữ in? (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được).
(2) Đề thi dành cho học sinh phổ thông và sinh viên:
Thí sinh chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề 1:
- Câu 1: Tác phẩm nào đã truyền cảm hứng, nâng cao nhận thức hướng anh (chị) tới lối sống tích cực, trách nhiệm với xã hội, khơi dậy ý chí, khát vọng cống hiến, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam phồn vinh, hạnh phúc.
- Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).
Đề 2:
- Câu 1: Anh (chị) hãy sáng tác một tác phẩm văn học (truyện ngắn) nhằm lan tỏa tình yêu đọc sách, thông qua đó khơi dậy trách nhiệm với bản thân, gia đình, xã hội và khơi dậy niềm tự hào dân tộc, tình yêu với Tổ quốc.
- Câu 2: Anh (chị) viết một sáng kiến kinh nghiệm nhằm thúc đẩy việc đọc sách trong các đối tượng: người dân ở khu vực biên giới, hải đảo; vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người dân tộc thiểu số, người cao tuổi, người khuyết tật chữ in… (Nêu được mục tiêu, đối tượng hưởng lợi, nội dung công việc thực hiện, dự kiến kết quả đạt được. Khuyến khích những sáng kiến đã được áp dụng trong thực tiễn và có minh chứng).
- Vòng Sơ khảo: Tổ chức tại Bộ Quốc phòng, các tỉnh/thành, Hội Người mù Việt Nam, các trường đại học/học viện. Thời gian: Từ tháng 4/2024 đến ngày 30/6/2024.
- Vòng Chung kết: do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức. Ban Tổ chức nhận Bài dự thi trước ngày 01/7/2024 và tổng hợp chấm xét giải. Lễ tổng kết và trao giải Chung kết toàn quốc Cuộc thi, vinh danh Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 tại Thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ dự kiến vào cuối tháng 10/2024.
(1) Các cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông được quy định như sau:
- Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 05 năm học, từ lớp một đến hết lớp năm. Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 04 năm học, từ lớp sáu đến hết lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành chương trình tiểu học. Tuổi của học sinh vào học lớp sáu là 11 tuổi và được tính theo năm;
- Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 03 năm học, từ lớp mười đến hết lớp mười hai. Học sinh vào học lớp mười phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở. Tuổi của học sinh vào học lớp mười là 15 tuổi và được tính theo năm.
(2) Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:
- Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
- Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
(3) Giáo dục phổ thông được chia thành giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp. Giai đoạn giáo dục cơ bản gồm cấp tiểu học và cấp trung học cơ sở; giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp là cấp trung học phổ thông. Học sinh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp được học khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
(Điều 28 Luật Giáo dục 2019)