Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 24/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (thay thế Thông tư 107)

Tham vấn bởi Luật sư Nguyễn Thụy Hân
24/04/2024 08:27 AM

Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 24/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp mới được ban hành như thế nào? – Thái Hằng (Hà Tĩnh)

Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 24/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (thay thế Thông tư 107)

Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 24/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (thay thế Thông tư 107) (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Điều khoản chuyển tiếp của Thông tư 24/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (thay thế Thông tư 107)

- Sau khi khóa sổ kế toán lập báo cáo tài chính năm 2024, đơn vị phải thực hiện chuyển đổi số dư sang tài khoản mới theo quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC.

- Số dư đầu năm 2025 trên các báo cáo sau đây được áp dụng hồi tố sau khi kết chuyển số dư từ năm 2024 sang, gồm:

+ Báo cáo tình hình tài chính;

+ Thuyết minh báo cáo tài chính cho phần báo cáo tình hình tài chính.

- Đơn vị thực hiện chuyển đổi số dư tài khoản theo hướng dẫn tại Phụ lục VI “Hướng dẫn chuyển đổi số dư tài khoản” kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC.

2. Hiệu lực của Thông tư 24/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (thay thế Thông tư 107)

Thông tư 24/2024/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và thay thế các thông tư sau:

- Thông tư 107/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp;

- Thông tư 108/2018/TT-BTC về hướng dẫn kế toán dự trữ quốc gia;

- Thông tư 76/2019/TT-BTC về hướng dẫn kế toán tài sản kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi;

- Thông tư 79/2019/TT-BTC về hướng dẫn Chế độ kế toán áp dụng cho ban quản lý dự án sử dụng vốn đầu tư công.

3. Đối tượng áp dụng của Thông tư 24/2024 hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp (thay thế Thông tư 107)

- Thông tư 24/2024/TT-BTC hướng dẫn kế toán áp dụng cho các đơn vị kế toán, bao gồm:

+ Cơ quan nhà nước (trừ Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn sử dụng ngân sách cấp xã);

+ Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư được cơ quan có thẩm quyền cho phép áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp; tuy nhiên trường hợp các đơn vị này được bố trí dự toán ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí trong nước, tiếp nhận kinh phí viện trợ không hoàn lại của nước ngoài thuộc nguồn thu của ngân sách nhà nước, tiếp nhận kinh phí vay nợ nước ngoài theo dự án, có phát sinh kinh phí từ nguồn phí được khấu trừ, để lại theo pháp luật phí, lệ phí, thì phải lập báo cáo quyết toán kinh phí hoạt động quy định tại Phụ lục III kèm theo Thông tư 24/2024/TT-BTC);

+ Tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức, cơ quan, đơn vị khác là đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước;

+ Tổ chức, cơ quan, đơn vị thực hiện cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tổ chức, cơ quan, đơn vị được giao quản lý và ghi sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng theo pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trong đó, doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp áp dụng các tài khoản ngoài bảng quy định tại Thông tư 24/2024/TT-BTC để ghi sổ kế toán; trường hợp doanh nghiệp được giao quản lý tài sản kết cấu hạ tầng tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì hạch toán theo quy định của chế độ kế toán doanh nghiệp.

- Các tổ chức, cơ quan, đơn vị khác không phải là đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có thể áp dụng chế độ kế toán này phù hợp với hoạt động của mình.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,776

Bài viết về

lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]