Bổ sung thêm thông tin nơi đến trong thời gian tạm vắng trên Cơ sở dữ liệu về cư trú (Đề xuất) (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Cư trú 2020 (sau đây gọi tắt là dự thảo Nghị định).
Theo đó, Điều 12 dự thảo Nghị định đề xuất bổ sung thêm một số thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân.
Trong đó, đề xuất bổ sung thêm thông tin về đối tượng khai báo tạm vắng và nơi đến trong thời gian tạm vắng.
Đồng thời, đề xuất bỏ thông tin về nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó.
Hiện hành, tại Điều 9 Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân gồm: - Số hồ sơ cư trú. - Nơi thường trú, thời gian bắt đầu đến thường trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký thường trú. - Nơi tạm trú, thời gian bắt đầu đến tạm trú, thời gian tạm trú; lý do, thời điểm xóa đăng ký tạm trú. - Tình trạng khai báo tạm vắng, thời gian tạm vắng. - Nơi ở hiện tại, thời gian bắt đầu đến nơi ở hiện tại. - Nơi lưu trú, thời gian lưu trú. - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân của chủ hộ và các thành viên hộ gia đình. - Quan hệ với chủ hộ. - Số định danh cá nhân. - Họ, chữ đệm và tên khai sinh. - Ngày, tháng, năm sinh. - Giới tính. - Nơi đăng ký khai sinh. - Quê quán. - Dân tộc. - Tôn giáo. - Quốc tịch. - Tình trạng hôn nhân. - Nhóm máu, khi công dân yêu cầu cập nhật và xuất trình kết luận về xét nghiệm xác định nhóm máu của người đó. - Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân hoặc số Chứng minh nhân dân, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng hoặc người đại diện hợp pháp. - Ngày, tháng, năm chết hoặc mất tích. - Số Chứng minh nhân dân, ngày, tháng, năm và nơi cấp Chứng minh nhân dân; số, ngày, tháng, năm và nơi cấp thẻ Căn cước công dân. - Họ, chữ đệm và tên gọi khác. - Nghề nghiệp (trừ lực lượng vũ trang nhân dân). - Tiền án. - Tiền sự. - Biện pháp ngăn chặn bị áp dụng. - Người giám hộ. - Thông tin liên lạc (số điện thoại, fax, mail, địa chỉ hòm thư). - Số, tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cho nhập quốc tịch Việt Nam, cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam. - Số, ngày, tháng, năm, cơ quan ra quyết định truy nã. - Thông tin khác về công dân được tích hợp, chia sẻ từ các cơ sở dữ liệu khác. |
Theo khoản 1 Điều 31 Luật Cư trú 2020 quy định công dân có trách nhiệm khai báo tạm vắng trong các trường hợp sau đây:
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với bị can, bị cáo đang tại ngoại; người bị kết án phạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án hoặc đã có quyết định thi hành án nhưng đang tại ngoại hoặc được hoãn chấp hành án, tạm đình chỉ chấp hành án; người bị kết án phạt tù được hưởng án treo đang trong thời gian thử thách; người đang chấp hành án phạt quản chế, cải tạo không giam giữ; người được tha tù trước thời hạn có điều kiện đang trong thời gian thử thách;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đang cư trú từ 01 ngày trở lên đối với người đang chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; người phải chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ chấp hành; người bị quản lý trong thời gian làm thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp huyện nơi đang cư trú từ 03 tháng liên tục trở lên đối với người trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc người đang phải thực hiện các nghĩa vụ khác đối với Nhà nước theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Đi khỏi phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi thường trú từ 12 tháng liên tục trở lên đối với người không thuộc trường hợp quy định nêu trên, trừ trường hợp đã đăng ký tạm trú tại nơi ở mới hoặc đã xuất cảnh ra nước ngoài.