Từ 01/7/2024: Chỉ cho phép sử dụng dịch vụ với các ví điện tử có liên kết tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
Chuyên viên pháp lý Lê Trương Quốc Đạt
20/05/2024 10:49 AM

Cho tôi hỏi có quy định mới nào về việc yêu cầu ví điện tử phải có liên kết tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng không? - Tuấn Tú (Long An)

Từ 01/7/2024: Chỉ cho phép sử dụng dịch vụ với các ví điện tử có liên kết tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng

Từ 01/7/2024: Chỉ cho phép sử dụng dịch vụ với các ví điện tử có liên kết tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Ngày 15/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Từ 01/7/2024: Chỉ cho phép sử dụng dịch vụ với các ví điện tử có liên kết tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng

Theo Điều 6 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về ví điện tử, thẻ trả trước như sau:

- Ví điện tử, thẻ trả trước là phương tiện lưu trữ tiền điện tử.

- Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành, cung ứng vĩ điện tử, thẻ trả trước. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng ví điện tử, thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng; chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.

Quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt

Quy định về đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán không dùng tiền mặt theo Điều 29 Nghị định 52/2024/NĐ-CP như sau:

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định của pháp luật và được quy định các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán phù hợp với các quy định pháp luật liên quan. Khách hàng sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ tuân thủ các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật trong thanh toán theo quy định và hướng dẫn của các tổ chức cung ứng dịch vụ.

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp kiểm tra, giám sát các đơn vị chấp nhận thanh toán nhằm phát hiện và giải quyết hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về hoạt động thanh toán theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải có biện pháp quản trị rủi ro, phòng, chống việc sử dụng, lợi dụng việc cung ứng phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán để đánh bạc, tổ chức đánh bạc, thực hiện giao dịch thanh toán khống (giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ mà không phát sinh việc mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ) hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác.

- Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán và các tổ chức, cá nhân liên quan có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ và chứng từ theo quy định của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi thực hiện thanh toán ngoại tệ và thanh toán quốc tế quy định tại khoản 3, khoản 5 Điều 5 Nghị định 52/2024/NĐ-CP và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình. 

Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải áp dụng các biện pháp xem xét, kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ liên quan đến các giao dịch thực tế để đảm bảo việc thanh toán bằng ngoại tệ và thanh toán quốc tế thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

Xem thêm Nghị định 52/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 thay thế Nghị định 101/2012/NĐ-CP.

 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 2,283

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]