Sẽ có Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng (Hình từ Internet)
Ngày 27/5/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết 79/NQ-CP về Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Cụ thể, Chính phủ thống đã nhất thông qua Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Đồng thời giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình của Chính phủ đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, trình Quốc hội bổ sung Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Các tổ chức tín dụng 2024 vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, trình Quốc hội xem xét, quyết định xây dựng, ban hành Luật theo trình tự, thủ tục rút gọn; cho ý kiến, thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (tháng 5 năm 2024).
Như vậy, dự kiến Luật sửa đổi Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng sẽ được trình Quốc hội để xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV theo trình tự, thủ tục rút gọn; nâng tổng số Luật dự kiến thông qua lên con số 11.
Được biết, các dự án luật sau đây sẽ dự kiến được được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV (05/2024) bao gồm:
(1) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
(2) Luật Lưu trữ (sửa đổi);
(3) Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp;
(4) Luật Đường bộ;
(5) Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
(6) Luật Thủ đô (sửa đổi);
(7) Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi);
(8) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ (theo quy trình tại một kỳ họp);
(9) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản;
(10) Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi).
Ngoài việc thông qua các dự án luật nêu trên, tại Kỳ họp thứ 7 (05/2024) cũng sẽ có 12 dự án luật được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến gồm:
- Luật Công chứng (sửa đổi);
- Luật Công đoàn (sửa đổi);
- Luật Di sản văn hóa (sửa đổi);
- Luật Địa chất và khoáng sản;
- Luật Phòng không nhân dân;
- Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn;
- Luật Tư pháp người chưa thành niên;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
- Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi);
- Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).
(Nghị quyết 89/2023/QH15 và Nghị quyết 41/2023/UBTVQH15)
Đề xuất Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ 01/8/2024 Cụ thể, nhằm xây dựng hành lang pháp lý đầy đủ, đồng bộ, kịp thời triển khai ngay sau khi các Luật: Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, các Tổ chức tín dụng được Quốc hội đồng ý cho phép có hiệu lực sớm (dự kiến từ ngày 01 tháng 8 năm 2024) và thực hiện kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp ngày 25/5/2024, tại Công điện 53/CĐ-TTg ngày 26/5/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đề nghị: - Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng, ban hành các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng theo thẩm quyền và trách nhiệm đã được giao trong các Luật nêu trên, hoàn thành trong tháng 6 năm 2024 theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các văn bản 222/QĐ-TTg năm 2024, 202/TTg-NN năm 2024. Quá trình xây dựng, ban hành cần phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành có liên quan để đảm bảo đồng bộ, thống nhất của các văn bản pháp luật. - Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc các địa phương trong việc thực hiện Công điện này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện. |