Đề xuất được nổ súng vào các phương tiện bay không người lái khi bị tấn công hoặc xâm phạm khu vực cấm

Tham vấn bởi Luật sư Phạm Thanh Hữu
30/05/2024 18:00 PM

Tại Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), có đề xuất trường hợp được nổ súng vào các phương tiện bay không người lái.

Đề xuất được nổ súng vào các phương tiện bay không người lái khi bị tấn công hoặc xâm phạm khu vực cấm

Đề xuất được nổ súng vào các phương tiện bay không người lái khi bị tấn công hoặc xâm phạm khu vực cấm (Hình từ internet)

Đề xuất được nổ súng vào các phương tiện bay không người lái khi bị tấn công hoặc xâm phạm khu vực cấm

Căn cứ khoản 2 Điều 24 Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) quy định về các trường hợp nổ súng quân dụng khi thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự, cụ thể như sau:

Người thi hành nhiệm vụ độc lập được nổ súng vào đối tượng không cần cảnh báo trong trường hợp sau đây:

- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội khủng bố, bạo loạn, giết người, bắt cóc con tin hoặc đang trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ khi vừa thực hiện xong hành vi phạm tội đó;

- Đối tượng sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, chiếm đoạt hoặc tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy trực tiếp sử dụng vũ khí, vật liệu nổ chống lại việc bắt giữ;

- Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ tấn công hoặc uy hiếp trực tiếp đến an toàn của đối tượng cảnh vệ, công trình quan trọng về an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;

-Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, vũ lực đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người thi hành công vụ hoặc người khác;

- Đối tượng đang trực tiếp thực hiện hành vi cướp vũ khí quân dụng của người thi hành công vụ;

- Được nổ súng vào động vật đang đe dọa trực tiếp đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

- Ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ, mục tiêu bảo vệ.

Như vậy, trong các trường hợp được phép nổ súng mà không cần báo trước như trên đáng chú ý đã bổ sung thêm trường hợp ngăn chặn, vô hiệu hóa phương tiện bay không người lái trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ, mục tiêu bảo vệ.

Đây là trường hợp mới lần đầu được đề xuất quy định tại Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi), trong bối cảnh hiện nay các phương tiện bay không người lái ngày càng một phổ biến trên thị trường, nhiều loại trong số đó đã phát triển tân tiến, có chức năng vũ khí tấn công, phá nhiễu sóng, do thám,...đe dọa đến an ninh xã hội và an ninh quốc phòng.

 Những đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng theo quy định hiện hành

- Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng bao gồm:

+ Quân đội nhân dân;

+ Dân quân tự vệ;

+ Cảnh sát biển;

+ Công an nhân dân;

+ Cơ yếu;

+ Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

+ Kiểm lâm, Kiểm ngư;

+ An ninh hàng không;

+ Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan.

- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng thuộc Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Cảnh sát biển và Cơ yếu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

- Bộ trưởng Bộ Công an căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ quy định việc trang bị vũ khí quân dụng đối với đối tượng không thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng.

(Điều 18 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017)

Lê Nguyễn Anh Hào

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

Gởi câu hỏi Chia sẻ bài viết lên facebook 716

Bài viết về

lĩnh vực Bộ máy hành chính

Chính sách khác

Địa chỉ: 17 Nguyễn Gia Thiều, P.6, Q.3, TP.HCM
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: inf[email protected]